Người cao tuổi xã Trung Bì (Kim Bôi) luyện tập đánh chiêng  để biểu diễn trong những ngày lễ, Tết.  ảnh: P.V

Người cao tuổi xã Trung Bì (Kim Bôi) luyện tập đánh chiêng để biểu diễn trong những ngày lễ, Tết. ảnh: P.V

(HBĐT) - Từ buổi sơ khai, người Mường đã tìm ra và biết chế tác những chiếc chiêng bằng đất, những chiếc chiêng pháo bằng tre, nứa đến những chiếc chiêng đúc, chiêng gò bằng đồng được sử dụng đánh để gọi nhau, báo lệnh, săn đuổi thú rừng, cướp bóc, giặc giã và lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo...

 

Khi nhu cầu thưởng thức âm nhạc và nghệ thuật âm nhạc không ngừng được nâng cao, những chiếc chiêng to, nhỏ đảm nhiệm chức năng cung bậc, âm thanh cao, trung, trầm trong hòa tấu, diễn tấu. Từ đó hình thành và định hình những giàn chiêng. Nhân dân, các gia đình có điều kiện đều mua về, sở hữu từ 1 - 2, 3 bộ chiêng. Việc chế tác chiêng Mường chưa có di chỉ khảo cổ nào được phát hiện ra dấu vết của việc đúc và chế tác chiêng hơ và nay tại Hòa Bình cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học về chế tác chiêng của người Mường. Nhưng dựa vào tài liệu sưu tầm trong dân gian, trong đó có bài hát Thường rang - một bài dân ca phổ biến của người Mường đã khẳng định:   Xưa kia, người ta cũng tiến hành đúc chiêng, thợ đúc gồm có thợ người Mường và thợ người Kinh ở xuôi lên, có cả việc trao đổi, buôn bán chiêng giữa vùng này và vùng khác. 

Có nhiều cách phân biệt chiêng dân tộc Mường của nhiều tác giả, nhưng tựu chung lại dân tộc Mường có 2 loại chiêng: Chiêng có núm và chiêng không có núm. Chiêng lại được phân biệt theo niên đại tuổi thọ làm hai loại  chiêng hơ và chiêng nay. Loại chiêng hơ được chế tác theo 2 kỹ thuật khác nhau: Loại 1 được đúc bằng đồng nấu chảy đổ vào khuôn. Đó là những chiếc chiêng được đúc một khuôn đều có kích thước, hình dáng giống nhau. Loại chiêng này mỏng, nhẹ cân, mặt mịn, màu sắc hơi đậm có nhiều chấm nhỏ và đường chỉ nhỏ lấp lánh ánh vàng.  Loại 2 được gò bằng tay để tạo nên chiếc chiêng như ý. Do gò bằng búa, vồ hoặc chày nện những chiếc chiêng được tạo ra thường có hình dáng khác nhau. Loại chiêng này dầy gấp rưỡi những chiếc chiêng đúc, mặt chiêng không nhẵn, có nhiều vảy gờ, hình dáng khum khum nhìn hơi thô. Cả hai loại chiêng gò và chiêng đúc đều có âm chuẩn như nhau.  Loại chiêng nay được chế tác muộn hơn. Chiêng nay xuất hiện ở vùng người Mường Hòa Bình với số lượng càng ngày càng nhiều. Chiêng nay được đúc bằng đồng đỏ, có màu đỏ nhạt, mặt chiêng không nhẵn bóng như chiêng hơ. Nhiều chiếc nổi vảy, mụn và gờ li ti theo chiều dọc từ vành ngoài vào vú chiêng. Chiêng được chế tác chủ yếu là nguyên liệu đồng đỏ không pha những loại kim loại quý hiếm như: vàng, bạc, đồng đen. âm thanh, độ rung, độ vang, độ ấm đều kém chiêng hơ. Giá trị kinh tế cũng thấp hơn chiêng hơ rất nhiều lần.  

Chiêng không có núm hiện nay, số lượng loại chiêng này còn được bảo lưu không nhiều và cũng ít được sử dụng. Qua điều tra chỉ phát hiện thấy vùng Lạc Thuỷ còn một số đội văn nghệ còn dùng, số còn lại chủ yếu được cất giữ tại các gia đình và một số trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Chiêng không núm có đường kính trung bình: Loại nhỏ nhất có đường kính rộng 0,15 m. Loại lớn nhất có đường kính rộng 0,37 m thành mở rộng ra ngoài không thu vào như thành chiêng. Loại chiêng không múm được cấu tạo bằng, được chế tác bằng đồng đỏ không pha vàng, bạc, đồng đen như chiêng hơ. Chiêng có màu đồng nhạt, âm thanh bẹt, nhòe, độ phát tán rộng, độ rung tỏa theo vòng tròn, âm thanh thô thiếu độ tinh tế sâu lắng. Trước đây, chiêng không núm được sử dụng đơn lẻ từng chiếc một, không kết cấu vào giàn vào bộ, chiêng không núm được sử dụng trong một số lễ thức như: Rước thánh thần và trong tang ma, săn bắt thú rừng, đánh đuổi ma tà, giặc giã. Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, người Mường rất ít sử dụng loại chiêng này. Năm 1977, nhân dân xã Bình Cảng (Lạc Sơn) phát hiện được chiếc chiêng rất đặc biệt. Chiêng cấu tạo dáng thoai thoải từ tâm núm ra ngoài, vành to nhất ở ngoài cùng. Đường kính 40,5 cm, thành hơi loe, chiêng được đúc bằng đồng đỏ, vành ngoài cùng của chiêng rộng 4 mm, trên vành ngoài có 2 núm để buộc dây xách chiêng. Chính giữa tâm là núm chiêng nhỏ hơn chiêng bình thường có âm trầm nhất, 3 âm cao, âm trung và âm trầm nằm trên vành thứ nhất, được bố trí thành hình tam giác cân. Chiếc chiêng đã bị thủng một lỗ dài 2 mm, rộng 1 mm ở vành ngoài cùng, chiêng rè không chuẩn âm nên khó xác định quãng âm của chiêng. Chiêng có ký hiệu là chiêng 4 âm. Mã số HB.4171 hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.  

(Còn nữa)  

                                                                          HL (TH)

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục