Trong cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình, đồng bào dân tộc Mường chiếm 63,3%, gắn với văn hóa chiêng Mường đặc sắc.

Trong cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình, đồng bào dân tộc Mường chiếm 63,3%, gắn với văn hóa chiêng Mường đặc sắc.

(HBĐT) - Năm 2016, tỉnh ta kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm tái lập tỉnh (1991 - 2016) và Lễ hội chiêng Mường lần thứ II. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình tổng hợp, khái lược, giới thiệu về Dư địa chí tỉnh Hòa Bình nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, cuộc sống, con người Hòa Bình trong chặng đường phát triển đã qua và hôm nay.

 

Tỉnh Hòa Bình có bề dày lịch sử với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, được nhân loại biết đến. Hòa Bình ở vị trí có ý nghĩa chiến lược của Bắc Bộ; là cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, lên vùng Tây Bắc; là bản lề giữa đồng bằng Bắc Bộ, khu IV cũ với Tây Bắc, Việt Bắc; có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển KT-XH...

 

Đến nay, Hoà Bình có diện tích tự nhiên 4.596 km2, dân số trên 83 vạn người, có 10 huyện và 1 thành phố (huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Cao Phong và thành phố Hoà Bình). Tỉnh lỵ của Hoà Bình là thành phố Hoà Bình. Theo thống  kê, trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc  chủ yếu cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; tiếp đến là các dân tộc Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa và các dân tộc khác... Hòa Bình là tỉnh miền núi, ở phía Tây Bắc của Tổ quốc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - đông nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc và vùng núi thấp nằm ở phía đông nam. Tỉnh ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đêù với các sông lớn như : Sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi...

 

Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22/6/1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Tỉnh Mường có 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ; tỉnh lỵ  đặt tại Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ. Đến tháng 11/1886 chuyển về xã Phương Lâm. Tháng 4/1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm do công sứ Pháp cai trị. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yên Châu cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10/1888 cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).

 

Ngày 5/9/1896, tỉnh lỵ tỉnh Mường chính thức được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm. Từ đó, tỉnh Mường được gọi là tỉnh Hòa Bình với 4 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và Mai Đà. Huyện Lạc Thủy lúc này thuộc châu Lạc Sơn, đến năm 1908 chuyển về tỉnh Hà Nam. Từ đó, địa gới hành chính cơ bản ổn định. Đến tháng 5/1953, huyện Lạc Thủy cùng một số xã thuộc Nho Quan, Ninh Bình chuyển về tỉnh Hòa Bình.

Từ năm 1950, các châu được đổi thành huyện và các đơn vị hành chính huyện của tỉnh Hòa Bình có sự thay đổi: ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà. Ngày 15/10/1957, huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc. Ngày 17/4/1959, huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Ngày 17/8/1964, huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.

 

Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9, ngày 12/8/1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó, tỉnh Hòa Bình có diện tích 4.697 km với dân số 670.000 người gồm 10 đơn vị hành chính: 1 thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.

 

Tháng 12/2001, huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong. Ngày 27/10/2006, thị xã Hòa Bình trở thành đô thị loại III với tên gọi là thành phố Hòa Bình

 

Từ ngày 14/7/2009, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung đều nằm ở phía bắc của huyện Lương Sơn được tách ra và sát nhập vào thành phố Hà Nội. Tới thời điểm này, tỉnh Hòa Bình có 11 huyện, thành phố, với 210 xã, phường, thị trấn.

(còn nữa)

Bài 2: Sơ bộ về địa lý Hòa Bình

 

                                                                         Bùi Văn (TH)

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục