Đội chiêng xã Dũng Phong (Cao Phong) thường xuyên   biểu diễn trong các ngày lễ, hội trên địa bàn huyện và tỉnh.

Đội chiêng xã Dũng Phong (Cao Phong) thường xuyên biểu diễn trong các ngày lễ, hội trên địa bàn huyện và tỉnh.

(HBĐT) - Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa chiêng là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về một cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người, của cộng đồng làng xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc.

 

Trống đồng Đông Sơn và chiêng bằng đồng đã ra đời cách ngày nay khoảng trên dưới 2000 năm từ thời người Việt cổ (Việt - Mường) còn chung một gốc, nói chung một thứ tiếng đã chế tác, sáng tạo, sở hữu kho tàng trống đồng, chiêng cùng với nó là những bản nhạc, phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc, trống đồng, văn hóa âm nhạc chiêng. Đầu thế kỷ XXI, ở tỉnh, nhân dân còn lưu giữ, sở hữu hàng trăm trống đồng và gần 1 vạn chiếc chiêng.  

âm nhạc chiêng - không gian văn hóa chiêng của dân tộc Mường hình thành, phát triển liên tục, bền vững. âm nhạc chiêng với sự phát triển cả về số lượng các loại chiêng, tổ chức dàn chiêng, những bản nhạc chiêng sắc bùa, phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc chiêng ngày càng được mở rộng. Đi sâu, bám rễ vào cuộc sống, trở thành một không gian rộng lớn, thiêng liêng  đối với từng cá thể, thành viên và cả cộng đồng dân tộc. âm nhạc chiêng Mường đã trở thành những giá trị văn hóa, một báu vật, một tài sản đồ sộ, kiệt tác văn hóa truyền khẩu của dân tộc Mường. Chiêng là loại nhạc cụ với phương thức trình tấu,  trình diễn truyền thống đặc sắc không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người và cả cộng đồng dân tộc Mường. Giá trị của chiêng, âm nhạc chiêng còn là huyết thống của từng gia đình và cả cộng đồng dân tộc.  

Từ năm 1945 - 1975, do phải cùng nhân dân cả nước huy động sức người, sức của cho cuộc chiến tranh chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Mường cũng như nhân dân cả nước không có điều kiện để tổ chức, duy trì các loại hình sinh hoạt văn hóa. Từ khi đổi mới đất nước, các mặt KT-XH, đời sống phát triển nhanh, quan hệ giữa người với người, sự giao lưu, biến cải văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày một gia tăng nhanh, góp sức vào sự phát triển văn hóa và tăng nhanh vị thế đất nước nhưng sự tiếp thu có một số mặt chưa được chọn lọc đã góp phần tạo nên bước hẫng, suy thoái văn hóa âm nhạc chiêng. 

Thực hiện chủ trương “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành những chính sách và đầu tư cho nhiệm vụ bảo tồn - phát huy - kế thừa - phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó, luôn nhấn mạnh đến giá trị, vị trí và tính cấp thiết bảo tồn, phát huy văn hóa âm nhạc chiêng - không gian văn hóa chiêng Mường nhằm củng cố sự trường tồn của văn hóa dân tộc. Vận dụng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các cơ quan văn hóa đã huy  động được sự đầu tư lớn của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân thực hiện sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng bảo tồn, phát huy được nhiều hình thức, nội dung các bản nhạc chiêng, dàn chiêng sắc bùa của người Mường Hòa Bình. Từ năm 2000 đến nay đã dàn dựng được trên 10 chương trình lễ hội lớn, huy động hàng nghìn nghệ nhân và hàng nghìn chiếc chiêng trình tấu, trình diễn âm nhạc chiêng tại trung tâm thành phố Hòa Bình, phục vụ nhân dân, du khách ở các tỉnh, thành phố và quốc tế đến tham dự lễ hội. Chiêng Mường thuộc dòng văn hóa dân gian do tập thể nhân dân sáng tác, trình diễn và trình tấu trong không gian đường làng, không gian lễ hội, trên đồng ruộng, núi rừng, trong làng xóm, đình, chùa, quảng trường, sân vận động lan tỏa trên một không gian rộng lớn. âm nhạc chiêng được bảo tồn, phát huy, kế thừa phát triển bền vững suốt chiều dài lịch sử dân tộc. 

Chiêng và âm nhạc chiêng Mường đã trở thành sức mạnh tiềm ẩn trong tâm hồn, tâm thức, là ngôn ngữ giao tiếp xã hội, giao tiếp với trời, đất, thần linh... được cả cộng đồng dân tộc yêu quý, trân trọng  giữ gìn và phát huy. Những phương thức  trình tấu, trình diễn hay, chuẩn mực của âm nhạc chiêng Mường đã trở thành giá trị văn hóa, vật báu, một di sản văn hóa đồ sộ, vô giá của người Mường. âm nhạc và dàn chiêng có vị trí và giá trị quan trọng góp sức tạo nên nền Văn hóa Hòa Bình giàu bản sắc.

Bài 8: Hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường và Biện pháp bảo vệ

                                                     Hương Lan (TH)

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục