(HBĐT) - (HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có một con đường và một khách sạn mang tên Colani. Đó là sự tri ân đối với nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani - người đã đề xuất khái niệm "Văn hóa Hòa Bình” và cũng là để các thế hệ người dân Hòa Bình hôm nay và mai sau biết và tự hào: nơi đang sinh sống là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình”.

Hoa văn của núi rừng

(HBĐT) - Dệt thổ cẩm là nét tinh hoa văn hóa của dân tộc Mường, Thái trên địa bàn tỉnh. Theo thời gian, thế hệ trước truyền dạy cho thế hệ sau, người Mường, người Thái Hòa Bình giữ gìn, phát triển nghề dệt truyền thống. Những tấm thổ cẩm là thước đo đánh giá sự khéo léo của người phụ nữ.

Madeleine Colani - người có công phát hiện và đặt tên cho nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Để tìm hiểu về cuộc đời và những đóng góp lớn lao của nhà nữ khảo cổ học Madeleine Colani - người có công phát hiện và đặt tên cho nền Văn hóa Hòa Bình, chúng tôi được Bảo tàng tỉnh Hòa Bình cung cấp những tài liệu quý về bà. 

Bài 2: Quy hoạch, tên gọi và thành phần cư dân trong các làng Mường cổ trong xã hội cổ truyền


(HBĐT) - Việc tụ cư lập làng Mường theo hình thái trên đây (được nêu ở bài 1) thể hiện rất rõ tính quy hoạch có thể là tự phát song đã thành nếp, truyền thống, một bộ phận cấu thành của văn hoá Mường. Nhìn nhận trong lịch sử có thể thấy rất rõ ý đồ của người Mường xưa, trong điều kiện ban đầu khai mở đất đai, khi đó, dân cư thưa thớt, đất đai bỏ hoang còn nhiều, tại sao người Mường không làm nhà, lập làng ở các vùng đất bằng phẳng mà lại chọn các địa thế mái thoải hay các chân đồi, chân núi?

Làng Mường ở Hòa Bình
Bài 1: Lịch sử ra đời và cách thức lựa chọn địa thế lập khu dân cư cổ truyền Mường

(HBĐT) - Trong xã hội, các gia đình sống sát nhau, làm nhà gần nhau, có chung một loại hình nghề nghiệp sinh tồn, xu hướng liên kết với nhau trong và ngoài huyết thống tạo nên các KDC.

Di sản văn hóa mo Mường
Bài 2: Nghệ nhân mo Mường


(HBĐT) - Nghệ nhân mo là người nắm giữ các bài mo, có nổ, có các đồ tế khí: Túi khót, gươm, giáo, các loại mũ, áo quần... và là người trực tiếp thực hành diễn xướng mo Mường.

Tìm hiểu về nhà lang trong xã hội cổ truyền Mường
Bài 3: Đặc quyền của lang - đạo và quyền tối thượng đề ra luật lệ, thâu tóm tư liệu sản xuất


(HBĐT) -Trên thực tế, lang - đạo nhất là lang kun chúa đất có những đặc quyền như sau:

Dấu ấn Bác Hồ về thăm Hòa Bình qua những tài liệu, hiện vật lịch sử

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại buổi khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình” của Bảo tàng tỉnh vào những ngày cả nước có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và tròn 70 năm ngày Bác lần đầu tiên về thăm tỉnh Hòa Bình (1947- 2017). Đây chính là hoạt động có ý nghĩa để tri ân và tưởng nhớ công ơn to lớn cùng những điều dạy bảo quý báu của Người đối với tỉnh ta.

Tìm hiểu về nhà lang trong xã hội cổ truyền Mường
 Bài 2: Nhận diện lang - đạo

(HBĐT) - Nhìn chung, các sử gia, học giả đều có chung nhận định rằng chế độ lang - đạo của người Mường phát triển cực thịnh vào thời Lê và bị đàn áp suy yếu sau cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương. Vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) đã có những cải cách quan trọng như: Chia lại các châu, mường ở miền núi, tước bỏ quyền thế tập cha truyền con nối, tước bỏ các đặc quyền của các tù trưởng ở miền núi, trong đó có lang - đạo ở vùng Mường. Tuy vậy, chế độ lang - đạo vẫn dai dẳng tồn tại và chỉ bị đánh đổ khi cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, chế độ mới được thiết lập.

Tìm hiểu về nhà lang trong xã hội cổ truyền Mường

(HBĐT) - Theo quan điểm chung của giới nghiên cứu cho thấy, chế độ lang - đạo ra đời trong xã hội Mường từ giai đoạn đồ đồng chuyển sang giai đoạn đồ sắt, tương ứng giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Nhờ có công cụ bằng kim khí nên năng suất lao động tăng cao, của cải trong xã hội dồi dào hơn trước. Hình thức sở hữu tư nhân chiếm ưu thế tuyệt đối, xã hội phân chia giai cấp diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn đầu khi mới hình thành, chế độ lang - đạo còn gần gũi với nhân dân, đóng vai trò như là tù trưởng, thủ lĩnh, phù hợp với trình độ sản xuất, quản lý xã hội khi đó. Trải qua hàng trăm năm, chế độ lang - đạo tập trung cho mình quyền tuyệt đối về sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí cả người dân của mình, dẫn đến độc quyền trong phân phối sản phẩm, độc quyền trong việc đề ra các luật lệ. Dân Mường phải lệ thuộc và trở thành nông nô, lao động cho các nhà lang. Chế độ này dần thoái hóa, trở nên cực kỳ bảo thủ, phản động cản trở bước tiến của xã hội và dần trở nên mâu thuẫn, đối lập sinh tử với dân Mường và bị đánh đổ trong cách mạng tháng 8/1945. Loạt bài viết này xin lược giới thiệu về nhà lang và chế độ nhà lang nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tuy sơ lược nhưng toàn về chế độ này trong xã hội Mường trước tháng 8/1945.

Chuyện kể về anh hùng Bùi Văn Hợp

(HBĐT) - Con đường bê tông rợp bóng tre đưa chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi - nơi anh hùng Bùi Văn Hợp sinh ra và lớn lên. Kín những khoảng tường trong ngôi nhà nhỏ là rất nhiều giấy khen, huân, huy chương. 45 năm sau ngày anh ngã xuống, câu chuyện về anh vẫn có sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào của mảnh đất Mường Động anh hùng.

Truyền thống “ đi trước mở đường” tiếp bước tương lai

(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.

Xã Thu Phong âm vang chiến công bắn rơi máy bay Mỹ

(HBĐT)- Mảnh đất anh hùng Thu Phong (Cao Phong) đang từng ngày đổi thay. Thu Phong phủ một màu xanh bạt ngàn của những đồi cam. Trái cam vàng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn âm vang chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966 của 5 dân quân xã Thu Phong.

Nhìn lại đôi nét lịch sử huyện Lạc Sơn, văn hóa Mường qua một bộ sưu tập ảnh quý

(HBĐT) - Hiện nay, tại làng Chiềng Vang ở huyện Lạc Sơn, trong gia đình ông Quách Phẩm còn lưu giữ hơn 100 bức ảnh đen trắng được chụp từ những năm 1930 - 1940 của thế kỷ XX, có giá trị về nhiều mặt. Qua thông tin các bức ảnh có thể cho ta thấy được phần nào về văn hóa, đời sống của người Mường trong thời Pháp thuộc. Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, lịch sử tác động đến gia đình cộng với sự dịch chuyển nhiều lần, qua tay nhiều người, chất liệu ảnh cơ bản in trên giấy nên nhiều ảnh đã phai, ố, bong tróc, tuy nhiên có nhiều bức ảnh còn giữ được những nét cơ bản dễ nhận biết.

Đồng chí Lê Duẩn - tấm gương người chiến sỹ cộng sản kiên cường

(HBĐT) - Sau khi đất nước thống nhất, cả nước cùng tiến lên CNXH, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xác định và hoàn chỉnh đường lối cách mạng XHCN ở nước ta. Đường lối ấy thể hiện những tư tưởng lớn của đồng chí về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; về nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; về tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ; về nền văn hóa mới và con người mới XHCN; về cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý...

Ngày Giỗ Tổ, nghĩ về sức mạnh cội nguồn dân tộc

(HBĐT) - Ngày Quốc giỗ Hùng Vương là dịp để cháu con hôm nay nghĩ suy về truyền thống cha ông, tự hào về sức mạnh cội nguồn, về sự trường tồn của dân tộc.

Phát huy giá trị của Mo Mường trong sử thi "Vườn hoa, núi cối vùng Mường Thàng, Cao Phong

Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, món ăn tinh thần trong đời người Mường ở tỉnh Hòa Bình nói chung và của người Mường huyện Cao Phong nói riêng. đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời.

Độc đáo phong vị ẩm thực xứ  Mường - Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường ở xã Mai Hạ xưa, nay vẫn tự hào về ẩm thực của họ, điều đó được ghi nhận qua việc truyền tụng trong xã hội những câu thành ngữ khá nổi tiếng: “Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong” hay “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”…

Nghệ thuật dân gian trong trang phục truyền thống của người Mường

(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.

Giang Mỗ - nơi ghi dấu chiến công Anh hùng Cù Chính Lan

(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Cù Chính Lan sớm tham gia cách mạng. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
 Huyện Kỳ Sơn, vùng đất thức ở cửa ngõ tỉnh lỵ

(HBĐT) - Kỳ Sơn cũng là vùng đất cổ được hình thành khá sớm của tỉnh. Nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc Mường, Kinh, Dao huyện Kỳ Sơn đã chung sức xây dựng huyện ngày một phát triển toàn diện. Trước tháng 12/2001, vùng đất Kỳ Sơn rộng lớn, trù phú bao gồm các xã thuộc huyện Cao Phong hiện nay; nơi được biết đến là “thủ phủ” của cây mía tím, cây có múi cùng nét bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có 10 xã, thị trấn gồm: thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Dân Hòa, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Phúc Tiến, Mông Hóa, Độc Lập và Yên Quang.

Kỷ niệm 65 năm giải phóng tỉnh Hòa Bình (23/2/1952 - 23/2/2017)
Chiến thắng Hòa Bình tạo thế phát triển mới cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp (Tiếp theo số báo trước và hết)

(HBĐT) - Ngày 23/2/1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi TX Hòa Bình. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích ven đường 6 đã kịp thời truy kích, chặn đánh, chia cắt toàn quân địch, dội pháo xuống đội hình hành quân tháo chạy của chúng. Tại Thịnh Lang, 2 đại đội địch bị tiêu diệt. Tại bến Ngọc, nhiều ca nô bị bắn chìm, xe giặc bốc cháy, hàng chục tên giặc tan xác. Trên các đoạn đường quốc lộ số 6 từ Phương Lâm đến Đầm Lấm, từ cầu Dụ đến Xuân Mai trên 1 tiểu đoàn giặc phải phơi xác.

(Tiếp theo số báo trước)
Chiến dịch Hòa Bình - mốc son trong lịch sử chống thực dân Pháp

(HBĐT) - Đối phó với tình hình trên, Tỉnh ủy đã kịp thời huy động bộ đội, công an truy đuổi bọn biệt kích, lùng bắt bọn phản loạn. Bị thế trận chiến tranh nhân dân bao vây chia cắt, chặn đường chi viện tiếp tế, quân giặc ở phân khu thị xã, phân khu sông Đà ngày thêm khốn quẫn, tinh thần sỹ quan, binh lính ngày thêm sa sút.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
Mường Động Kim Bôi, hướng phát triển toàn diện, bền vững

(HBĐT) - Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hóa. Đến năm Tự Đức thứ 5 (năm 1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai. Ngày 22/6/1886, khi tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, Kim Bôi là một tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Ngày 15/4/1959, huyện Lương Sơn được chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Lúc mới thành lập, huyện Kim Bôi gồm 22 xã. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện có 28 xã, thị trấn. Toàn huyện có trên 116.000 người với 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, trong đó, dân tộc Mường chiếm 82,4%.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
Bài 29: Huyện Mai Châu hành trình 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Mai Châu được hình thành từ thế kỷ XIII với tên gọi đầu tiên là Mường Mai. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập gồm 3 động thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập (năm 1886), châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ.