(HBĐT) - Có các giải pháp cụ thể, quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết trúng các điểm nghẽn đang gây cản trở. Cần thay đổi mạnh mẽ tư duy, nhận thức, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Khắc phục ngay tình trạng "trên nóng, dưới lạnh”. Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra những hạn chế, yếu kém làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong thực thi công vụ. Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ nhưng không đủ điều kiện gia hạn, nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây là yêu cầu tại Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 13/12/2021 của Tỉnh uỷ về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 nhằm tập trung lãnh đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém đã tồn tại nhiều nhiệm kỳ qua, đó là việc ban hành chủ trương thì đúng đắn nhưng khâu tổ chức thực hiện là khâu yếu nhất.

Là tỉnh nằm trong vùng Thủ đô, Hoà Bình được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế và sự ủng hộ của T.Ư để phát triển. Mặc dù trong các văn kiện của Tỉnh uỷ qua các nhiệm kỳ đều xác định đúng tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển được xác định có tính khả thi và hiệu quả, với những giải pháp mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, trên thực tế tỉnh đã không phát huy được tiềm năng, lợi thế này để có sự phát triển bứt phá và tương xứng.

Năm 2021, năm mở đầu của nhiệm kỳ 2021 - 2025, điểm lại kết quả đạt được trong năm 2021, bên cạnh kết quả đạt được là rất cơ bản, Nghị quyết số 05-NQ/TU cũng chỉ ra hàng loạt những hạn chế, yếu kém, đó là: kinh tế của tỉnh tăng trưởng thiếu bền vững, chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện. Có nhiều chỉ tiêu KT-XH đề ra không đạt. Tiến độ nhiều dự án chậm và kéo dài; quản lý, giải quyết các thủ tục về đất đai còn nhiều bất cập, yếu kém. Kết quả cải cách hành chính ở một số cơ quan chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện… Và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này đều bắt đầu từ vai trò thể chế nhiệm vụ của các cấp uỷ, công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên trách, tóm lại đó là khâu thực thi chính sách, pháp luật của hệ thống chính trị đang tồn tại tình trạng "có đông mà chưa mạnh”.

Với quan sát của mình, Sổ tay người giám sát cho rằng, khâu thực thi công vụ trong bộ máy hành chính của tỉnh chưa đạt được sự chuẩn mực cần thiết để tạo ra một sự bứt phá, đó là sự liêm chính trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Cơ chế phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công giữa các cơ quan hành chính thiếu sự liên kết, liên thông cung cấp, chia sẻ dữ liệu dùng chung nên tạo ra tình trạng "một cửa nhiều khoá”, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tư duy, hành xử của không ít cán bộ, công chức chậm chuyển đổi từ hành chính mệnh lệnh sang kiến tạo và phục vụ. Nổi bật là các biểu hiện cài cắm lợi ích cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính; vẽ vời nhiều thủ tục hành chính bất thành văn theo kiểu "con gà, quả trứng” với lý sự làm vậy cho chắc! Nền hành chính công vụ đang bị cản trở bởi nhóm không ít công chức "3 thiếu”: thiếu kiến thức, kinh nhiệm, thiếu động lực làm việc và thiếu… trách nhiệm.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng được sự liêm chính trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức? Đây không chỉ là sự trăn trở của cấp lãnh đạo tỉnh mà còn là sự mong mỏi của người dân, doanh nghiệp. Bởi hệ thống các chủ trương, chính sách, pháp luật là điều kiện cần song việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật một cách đúng đắn, đầy đủ, sáng tạo vì lợi ích chung mới là vấn đề quyết định để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống. Điều này chỉ có được khi liêm chính trong thực thi công vụ được đảm bảo.

Trong các nhân tố hiệu quả của thực thi chính sách, pháp luật thì cán bộ, công chức, viên chức luôn ở vị trí trung tâm giữ vai trò quan trọng nhất. Sổ tay người giám sát cho là các giải pháp xây dựng liêm chính trong thực thi công vụ phải bắt đầu từ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước với một số giải pháp chính, đó là: Cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung; tâm huyết, tận tụy, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trên cơ sở các chuẩn mực về quy tắc ứng xử và đạo đức công vụ; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền đi đôi với cơ chế chịu trách nhiệm một cách rõ ràng, minh bạch đảm bảo nguyên tắc một cơ quan làm nhiều việc, một việc chỉ do một cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện; xây dựng và thực hiện nghiêm quy định trách nhiệm của người đứng đầu, mọi việc phải có người chịu trách nhiệm chính; những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm dù lớn, nhỏ xảy ra ở bất kỳ đơn vị, địa phương nào phải làm rõ và xử lý trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, trong đó coi trọng đúng mức trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý và cá nhân cấp uỷ viên phụ trách.

Cùng với đó, các cơ quan kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát của HĐND, đại biểu HĐND, MTTQ và các tổ chức chính trị, đặc biệt phát huy vai trò giám sát của Nhân dân cũng cần quyết liệt, hiệu quả, không ngừng nghỉ nhằm tạo sự đồng bộ trong xây dựng nền công vụ liêm chính, hành động, kiến tạo và phục vụ Nhân dân.

N.T.S 

Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục