Một góc nhìn thành phố bên sông Đà.

Một góc nhìn thành phố bên sông Đà.

(HBĐT) - Hội KTS tỉnh cho rằng, Đồ án chưa nêu bật được định hướng phát triển và xây dựng các khu du lịch, trung tâm du lịch, dịch vụ mang tính đặc trưng xứng tầm các tiềm năng của TPHB. Hòa Bình là tỉnh có nền văn hóa đa dân tộc, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cùng với tài nguyên nhân văn, di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, bản làng lễ hội phong phú đã hình thành nhiều tour, tuyến du lịch được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến.

 

Với tiềm năng lớn về du lịch, nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 đã được Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL phê duyệt tại Quyết định số 91 ngày 30/12/2009 kèm theo 17 dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020. Vì vậy, phát triển du lịch tỉnh cũng như phát triển TPHB là một trong những ưu tiên hàng đầu, cũng có thể nói đô thị Hòa Bình ngoài đặc trưng là đô thị cấp vùng mang bản sắc văn hóa Hòa Bình còn là một đô thị mang tính chất du lịch, dịch vụ của vùng Tây Bắc.

 

ông Ngô Trọng Thược, Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT&DL) cho rằng, Hòa Bình là tỉnh miền núi, giàu bản sắc dân tộc, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô nên quy hoạch phát triển đô thị cũng cần quan tâm tới những yếu tố đặc trưng của tỉnh trong bối cảnh mới. ông Thược cho biết: Theo Luật Du lịch được QH thông qua ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7, khóa XI, để được công nhận là đô thị du lịch cần phải có đủ các điều kiện sau: có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch. Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ. Việc quản lý, phát triển đô thị du lịch phải bảo đảm các nội dung như: quản lý xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; quản lý các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch. Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan môi trường, bảo đảm an ninh TTATXH. Bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch. Có nhiều khó khăn có thể xây dựng TPHB trở thành đô thị du lịch nhưng trong định hướng phát triển cần phải quan tâm, tính đến những yếu tố này. Đô thị Hòa Bình cần được đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ gắn với những yếu tố của bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du lịch. Cổng chào TP nếu được quy hoạch cần mang nét biểu trưng của văn hóa các dân tộc Tây Bắc, trong đó văn hóa Mường là điểm nhấn và tư tưởng chủ đạo. Đồ án không nêu bật được nội dung trên, chưa đưa ra được không gian văn hóa đặc trung riêng của đô thị Hòa Bình vốn nổi tiếng bởi nền văn hóa Hòa Bình với 6 dân tộc anh em chung sống. Toàn bộ Đồ án không thấy được điểm nhấn và ý tưởng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan mang đậm nét văn hóa Hòa Bình.

 

Nội dung của đồ án điều chỉnh đã đưa ra ý tưởng xây dựng một thành phố mang nét văn hóa đặc trưng đó là văn hóa Hòa Bình-văn hóa dân tộc Mường. TPHB không những là cửa ngõ giao lưu giữa vùng Tây Bắc và vùng thủ đô Hà Nội mà còn là TP trung tâm cấp vùng nên mang nét văn hóa Tây Bắc cho cả vùng Hà Nội là hợp lý nhưng trong Đồ án quy hoạch lại không nêu bật được nội dung trên.

 

 

                                                                                           Lê Chung

Các tin khác


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục