(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 130 năm (1886 - 2016) xây dựng và phát triển với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng tinh thần, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất luôn được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy gìn giữ và phát huy. Những đổi thay mạnh mẽ, toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống, bản lĩnh của vùng đất Lạc Thủy anh hùng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy luôn chủ động nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng huyện phát triển nhanh và bền vững.

 

  Lãnh đạo HĐND tỉnh và huyện Lạc Thủy tìm hiểu mô hình phát triển cây có múi trên địa bàn xã Liên Hoà.   

Cách đây 130 năm, thực hiện chính sách chia để trị, ngày 22/6/1886, thực dân Pháp chia cắt những phần đất có đồng bào Mường sinh sống ở các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Ninh Bình thành lập tỉnh Mường gồm các phủ: Vàng An, Lương Sơn, Chợ Bờ, Lạc Sơn và Lạc Thủy.

 

Như vậy, huyện Lạc Thủy hình thành cùng với sự kiện thành lập tỉnh Mường, nay là tỉnh Hòa Bình. 130 năm qua, ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào của đất nước, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy luôn góp phần tô thắm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc biệt, trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, đời sống nhân dân vô cùng lầm than, cơ cực, ánh sáng cách mạng của Đảng đã sớm đến Lạc Thủy bằng dấu ấn tổ Đảng Hoàng Đồng được thành lập vào ngày 21/12/1930. Đây là tổ Đảng đầu tiên của huyện và cũng là tổ chức Đảng đầu tiên của tỉnh Hòa Bình với vai trò là hạt nhân lãnh đạo các phong trào quần chúng đã thôi thúc các tầng lớp nhân dân vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 28/3/1945, Mặt trận Việt Minh Châu Lạc Thủy được thành lập, là nòng cốt trong việc xây dựng lực lượng chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Thực hiện Lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương và Bác Hồ. Sáng 23/8/1945, lực lượng hỗ trợ từ Khả Lật, Gia Viễn (Ninh Bình) cùng lực lượng tự vệ cứu quốc và nhân dân trong huyện đã tập hợp thành cuộc tuần hành tiến về châu lỵ khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

 

Năm 1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ 2. Đáp lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy hăng hái thi đua lao động sản xuất và phục vụ kháng chiến để góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của thực dân Pháp trên đất nước ta, mở đường cho miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, là hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến”, quân và dân huyện Lạc Thủy đã sát cánh cùng quân dân miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, tích cực chi viện cho tiền tuyến lớn, góp phần cùng cả nước chiến thắng đế quốc Mỹ bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh.

 

  9 tháng năm 2016, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện Lạc Thuỷ ước đạt 202,25 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2015. Ảnh: Dây chuyền sản xuất VLXD của Công ty CP đầu tư Xây dựng Nam Sơn tại xã Lạc Long.

 

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, toàn huyện có 2.168 thanh niên lên đường nhập ngũ, 545 đồng chí đã anh dũng hy sinh, 384 đồng chí để lại một phần xương máu trên các chiến trường. Với những thành tích và đóng góp to lớn, quân và dân huyện Lạc Thủy cùng các xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Cố Nghĩa, Khoan Dụ, Yên Bồng, An Bình và thị trấn Chi Nê được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 18 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cùng hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương các loại.

 

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách, cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, nắm bắt và phân tích đầy đủ, chính xác tình hình, thực hiện tốt công tác dự báo để đề ra chủ trương, quyết sách, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo toàn diện, bao quát, chiến lược, lâu dài và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh sát với thực tiễn. Tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, lựa chọn các giải pháp thực hiện phù hợp, có hiệu quả. Các phòng, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức CT -XH có sự phối hợp tích cực trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các tầng lớp nhân dân đồng thuận cao    nỗ lực, năng động trong xây dựng cuộc sống mới. Giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 13,8%/năm, trong đó, nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 12%; CN-XD tăng 18%; dịch vụ tăng 16,3%. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế chiếm 33,1%, CN-XD chiếm 24,5%, dịch vụ chiếm 42,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29, 2 triệu đồng. Năm 2015, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 57, 8 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 31.335 tấn. Toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn NTM; 55% trường học đạt chuẩn quốc gia; 80% hộ gia đình, 52,81% thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa. QP -AN được giữ vững, TTATXH  được đảm bảo. Hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT -XH có nhiều tiến bộ, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện tốt sự phối hợp thống nhất hành động...

Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020 với mục tiêu tiếp tục xây dựng huyện Lạc Thủy là đơn vị có phong trào xuất sắc toàn diện, phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu đến năm 2020 huyện đạt mức phát triển khá của tỉnh. Để đạt được mục tiêu đề ra, Đảng bộ huyện xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới gồm:

 

Một là, thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng và đảng viên, tập trung xây dựng Đảng TSVM về chính trị tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thực hiện có hiệu quả NQT.ư 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT -XH vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

 

Hai là, tập trung chỉ đạo và triển khai công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH của huyện đến năm 2020. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Đẩy mạnh phát triển CN -TTCN, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng CN -TTCN. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ và du lịch. Tăng cường các giải pháp thu ngân sách và đẩy mạnh thu hút đầu tư, tranh thủ mọi nguồn lực và phát huy các lợi thế để tạo bước đột phá trong phát triển KT -XH. Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh áp dụng KH -CN tiên tiến vào sản xuất. Quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường.

Ba là, tổ chức thực hiện tốt việc  đổi mới căn bản, toàn diện GD &ĐT. Làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Thực hiện tốt các chương trình XĐ -GN, an sinh xã hội.

 

Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và năng lực quản lý, điều hành của UBND các cấp. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giám sát, quản lý các hoạt động KT -XH ở địa phương. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động, vai trò tư vấn, phản biện, giám sát xã hội của MTTQ và các tổ chức CT -XH.

 

Năm là, giữ vững ANCT -TTATXH, xây dựng huyện thành KVPT vững chắc, tạo sự ổn định phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển KT -XH.

 

                                                                 Phạm Tiến Dũng

                                                     TUV, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy

 

Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục