(HBĐT) - “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân; khai thác tiềm năng, thế mạnh, tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 giữ vững là đơn vị đạt chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí về xây dựng NTM - là những mục tiêu chung mà Đại hội Đảng bộ xã Yên Lạc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra”, đồng chí Bùi Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc (Yên Thủy) cho biết.

 

Vườn mía rộng 2 ha của gia đình chị Bùi Thị Mến, xóm Yên Hòa, xã Yên Lạc (Yên Thủy) phát triển tốt đã đến kỳ thu hoạch.

 

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu đến năm 2020 thu nhập bình quân đạt 39 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,5%. Trong cơ cấu kinh tế của xã, tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 36,4%, CN-TTCN chiếm 29,5% và thương mại - dịch vụ chiếm 34,1%… Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy xã đã triển khai chương trình hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện từng chi bộ. Từ đó, phân công các đồng chí trong BTV phụ trách 4 cụm chi bộ, các đồng chí đảng ủy viên phụ trách từng chi bộ nhằm đi sâu, đi sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, Đảng ủy, chính quyền xã chú trọng vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên. Theo đó, chia xã thành 2 vùng kinh tế gồm: Vùng 1 có các xóm: Yên Sơn, ót, Lạc Vượng, Chóng, Khan, Cả; vùng 2 gồm các xóm: Tân Thịnh, Khánh Ninh, Tân Thành, Yên Hòa, Dom. Với lợi thế có hơn 450 ha đất bằng phẳng, thuận lợi cho các xóm vùng 1 trồng lúa, ngô, rau, đậu các loại. Hiện toàn xã có 262 ha ngô, 180 ha lúa và 32 ha rau, đậu các loại. Các xóm vùng 2 chủ yếu là đất màu nên xã chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như mía (53 ha), lạc (98 ha), sắn (74 ha). Qua đó, nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất tự nhiên của xã.

 

Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, song song với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã vận động nhân dân tích cực    phát triển chăn nuôi. Hiện toàn xã duy trì trên 1.000 con gia súc, đàn lợn hơn 5.500 con và đàn gia cầm gần 24.000 con. Qua đó, nâng tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 31,9% trong cơ cấu kinh tế của xã.

 

Với lợi thế có đường 12B và đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn, lại nằm ở vị trí gần trung tâm huyện nên Yên Lạc có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại - dịch vụ. Các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư và mở rộng quy mô SX-KD, đa dạng các loại hình hoạt động như dịch vụ ăn uống, vận tải, bán buôn, bán lẻ hàng hóa… Hiện toàn xã có 181 cơ sở kinh doanh hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, xã cũng tập trung phát triển CN-TTCN với 91 cơ sở sản xuất, chủ yếu là sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, đồ thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, đồ gia dụng. Nhờ đó, ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của xã (chiếm 35,9%), CN-TTCN chiếm 32,2%, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động trên địa bàn, tạo nguồn thu ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

 

Cùng với phát triển kinh tế, nhiệm vụ xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng TS-VM cũng là nội dung quan trọng được Đảng bộ xã quan tâm triển khai thực hiện. Hiện Đảng bộ xã Yên Lạc có 382 đảng viên, sinh hoạt ở 15 chi bộ. Hằng năm, có trên 90% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trên 50% chi bộ đạt TS-VM. Đảng bộ xã luôn quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV với hơn 60% cán bộ trẻ có trình độ từ trung cấp trở lên. 7 năm liên tục Đảng bộ xã Yên Lạc giữ vững danh hiệu TS-VM.

 

Nhờ triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, hiện thu nhập bình quân của xã đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2%. Năm 2015, xã hoàn thành 19 tiêu chí và cán đích NTM theo đúng lộ trình.

 

                                                                              Thanh Sơn

 

 

 

Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục