(HBĐT) - Hỏi: Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới?

 

Trả lời: Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tiếp tục thực hiện hội  nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới là:

 

- Nghiêm túc quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc NQ T.ư 4 (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung ưu tiên đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tiếp tục ổn định và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc; kiểm soát tốt lạm phát; bảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững an ninh kinh tế.

 

- Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại; chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 

- Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng vùng, địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tập trung ưu tiên cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; đổi mới, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công lập; cơ cấu lại nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... Đồng thời, đổi mới phương thức thực hiện liên kết, phối hợp trong phát triển kinh tế vùng; thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hóa.

 

- Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế để khu vực kinh tế này thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, một lực lượng nòng cốt trong hội nhập kinh tế quốc tế.

 

- Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT; đẩy nhanh phổ cập ngoại ngữ, trọng tâm là tiếng Anh trong giáo dục các cấp. Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong SX-KD.

 

- Giám sát thường xuyên, tăng cường công tác dự báo về tăng trưởng xuất khẩu, năng suất lao động, xuất khẩu lao động, xác định cơ cấu trong mỗi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế để có cơ sở đánh giá hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và kịp thời điều chỉnh chính sách, biện pháp.

 

Hỏi: Giải pháp tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới như thế nào ?

 

Trả lời: Giải pháp tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM là:

 

Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn. Chủ động ban hành và triển khai thực hiện chính sách đối với nông nghiệp và nông thôn, nhất là chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với cơ cấu lại lao động ở nông thôn nhằm khắc phục những điểm yếu của sản xuất nhỏ, manh mún, kết nối kém; khoa học - công nghệ trình độ thấp; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn lạc hậu.

 

Tập trung phát triển ngành nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, nông nghiệp hữu cơ, năng suất cao, có giá trị lớn, có khả năng xuất khẩu phù hợp với biến đổi khí hậu và môi trường sinh thái. Triển khai hiệu quả các nội dung “tam nông”, mô hình “liên kết 4 nhà”.

 

Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX kiểu mới với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu.

 

Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế từng vùng.

 

Khẩn trương hình thành quy hoạch tổng thể phát triển những mặt hàng, sản phẩm Việt Nam có thế mạnh. Đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu phức tạp hiện nay.

 

Tranh thủ lộ trình chuyển đổi quy định trong các cam kết quốc tế để tập trung thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chính sách để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tổ chức nông dân sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, chất lượng bảo đảm gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu

 

 

                                                                            Đức Phượng (TH)

 

 

Các tin khác


Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook

Sáng 16/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple (Hoa Kỳ) Tim Cook đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Ngày 16/4, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến với 32 tỉnh, thành phố lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đại biểu.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề "Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình

Chiều 13/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện Thông báo số 95/TB-VPCP, ngày 25/3/2023 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình tháng 3/2023. Cùng tham gia buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Văn phòng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục