Nhà máy thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy phát điện có công suất 1.920 MW  đáp ứng nhu cầu điện tiêu dùng và sản xuất.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy phát điện có công suất 1.920 MW đáp ứng nhu cầu điện tiêu dùng và sản xuất.

(HBĐT) - Hiện nay, hệ thống hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thương mại và hạ tầng các cụm công nghiệp tỉnh ta đang từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

 

Ngoài Nhà máy Thủy điện Hòa Bình với công suất 1.920 MW, trên địa bàn tỉnh đang có 9 dự án thủy điện đầu tư xây dựng với công suất 28,85 MW, trong đó có 4 dự án đang triển khai thi công, 5 dự án đã xây dựng hoàn thành, phát điện và hoà vào lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, các trạm và hệ thống đường dây 500 KV, 220 KV, 35 KV... đã cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho tiêu dùng và SX. Hạ tầng CCN ngày càng mở rộng, hiện đã quy hoạch 21 CCN với tổng diện tích 773,62 ha, 16 cụm có quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 447,357 ha. Toàn tỉnh thu hút được 4 nhà đầu tư hạ tầng vào các CCN gồm Chiềng Châu (Mai Châu), Hòa Sơn, Cao Thắng (Lương Sơn), Khoang U (Lạc Sơn). Tỉnh còn được T.ư hỗ trợ 16 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng hạ tầng CCN. Cùng với đó, lĩnh vực hạ tầng thương mại có bước phát triển đáng kể với hệ thống 92 chợ, 2 trung tâm thương mại và 3 siêu thị có cơ sở vật chất hiện đại mang lại diện mạo mới, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đáng kể là trong số 92 chợ đã có 62 chợ được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố với tổng mức vốn đầu tư từ năm 1993 đến nay hơn 98 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cấp 57,707 tỷ đồng, vốn DN và hộ kinh doanh 40,35  tỷ đồng.

 

Song cũng cần nhìn nhận trở ngại thực tế là hệ thống kết cấu hạ tầng công thương hiện còn thiếu và yếu. Đó là, độ tin cậy trong cung cấp điện chưa cao do một số địa phương chưa kết nối hệ thống mạch vòng (Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc). Toàn tỉnh còn 5.439 hộ ở 124 xóm, thôn, bản của 41 xã chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, hệ thống lưới điện ở một số xã chưa đảm bảo kỹ thuật. Thêm vào đó, tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng CCN còn chậm. Hạ tầng nhiều chợ xuống cấp gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm địa phương, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH. Nguyên nhân chính là đầu tư từ NSNN, nguồn lực ngoài Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng  còn thấp.

 

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH T.ư Đảng khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, ngành Công thương đang đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các lĩnh vực trên quan điểm là phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và huy động nguồn lực mọi thành phần kinh tế vào phát triển kết cấu hạ tầng. Theo ông Đinh Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương, ngành đã đề ra các mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2020, về hạ tầng cung cấp điện  đảm bảo nhu cầu cấp điện công suất cực đại 325MW, điện thương phẩm 1.542 triệu KWh và tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 16,4%/năm, điện năng bình quân thương phẩm đầu người 1,690 KWh/người/năm. Xây dựng mới các tuyến cao thế, trung thế đi đôi với cải tạo mạng lưới hạ thế. Về hạ tầng thương mại đến năm 2015 có 100% chợ trung tâm các huyện được kiên cố hóa, 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối văn minh, hiện đại. Đến năm 2020 có ít nhất 1 cơ sở thuộc loại hình văn minh hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị) tại trung tâm huyện, thị tứ. Các chợ đều được xây dựng kiên cố, bán kiên cố và đầu tư xây dựng sàn giao dịch điện tử. Đến năm 2015, phấn đấu hoàn thiện đầu tư hạ tầng 4 CCN Khoang U, Chiềng Châu, Cao Thắng, Hòa Sơn và đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc đầu tư hạ tầng các CCN còn lại.

 

Theo đó, ưu tiên thực hiện đồng bộ các giải pháp: thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư. Những cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi có lợi đối với nhà đầu tư dự án xây dựng hạ tầng công nghiệp, thương mại sẽ được ngành chú trọng đề xuất UBND tỉnh. Ngoài ra, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng phát triển, ưu tiên hỗ trợ vốn từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc vùng động lực của tỉnh. Tạo điều kiện để các DN tiếp cận và thụ hưởng, tận dụng tối đa, có hiệu quả các gói kích cầu của Chính phủ. Hỗ trợ một phần vốn cho các DN, CSSX trong các làng nghề, khu vực dân cư di dời vào CCN. Hỗ trợ kinh phí xây dựng, quy hoạch chi tiết cho các CCN thuộc địa bàn khó khăn thông  qua chương trình khuyến công quốc gia.

 

Để cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, giải pháp lớn nhất là thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kế cấu hạ tầng, đảm bảo lợi ích nhà đầu tư. Trong đó, tỉnh quan tâm ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư hạ tầng CCN, chợ và điện, nghiên cứu đầu tư theo các hình thức BOT, BT. Hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất, xây dựng và quản lý môi trường theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tăng cường hỗ trợ, giảm phiền hà, rút ngắn thời gian cho DN. Hỗ trợ tiếp cận các tổ chức tín dụng, các thông tin về thị trường qua hoạt động xúc tiến thương mại. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào nhằm tạo môi trường thuận lợi và phát huy tối đa tiện ích của hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ công cộng.

 

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, ngành Công thương xác định tham mưu cho UBND tỉnh cụ thể hóa các quy định QLNN, tăng cường phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương trong hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư triển khai dự án; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền đầu tư hạ tầng điện, chợ và CCN theo hướng đơn giảm, hiệu quả bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt ở các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quản lý và quản lý phát triển hạ tầng. Đẩy mạnh việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2008, ứng dụng CNTT và truyền thông vào hoạt động QLNN.

 

 

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai làm việc với lãnh đạo tỉnh

Chiều 22/4, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai và Quỹ Công tác xã hội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình đã làm việc với lãnh đạo tỉnh về công tác vận động, hỗ trợ của quỹ. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai. Làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng.

BTV Tỉnh ủy cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển KT-XH

Chiều ngày 19/4, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy cho ý kiến vào  một số nội dung quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.

Gặp mặt tri ân chiến sỹ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 19/4, tại hội trường UBND tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024). Dự buổi gặp mặt tri ân có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Tiến Lực, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội

Chiều 18/4, đoàn công tác UBND TP Hà Nội do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và UBND TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng

Sáng 18/4 (10/3 năm Giáp Thìn), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ở Điện Kính Thiên, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Phú Thọ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục