(HBĐT) - Một mùa thu mới đã về, TP Hòa Bình lại rực rỡ cờ hoa; cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hướng về năm tháng hào hùng, mốc son chói lọi mãi được ghi nhớ trong trang sử vẻ vang của dân tộc - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, người dân Việt Nam đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, phong kiến, nhất tề đứng lên giành chính quyền về tay Nhân dân lao động.



Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, mỗi năm, hàng trăm thanh niên ưu tú của TP Hòa Bình hăng hái lên đường nhập ngũ.

Qua sử sách và hồi ức của các lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người dân TP Hòa Bình luôn tự hào về những ngày sục sôi khí thế cách mạng, Nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than, được làm chủ cuộc sống. Theo dòng thời gian, những đội viên Đội thanh niên cứu quốc, Đội tự vệ đỏ đầu tiên đã về với tiên tổ. Song, chắc chắn hình ảnh những lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa như các cụ: Nguyễn Văn Hậu, Lê Thị Tâm, Trần Xuân Phúc, Nguyễn Công Mão... nâng niu từng tấm ảnh đã hoen màu thời gian và hồi tưởng về thời thanh xuân một lòng theo cách mạng sẽ mãi mãi được con cháu khắc ghi, trân trọng.

Tôi may mắn được gặp và nghe nhiều nhân chứng sống kể về cuộc cách mạng mùa thu năm ấy, để rồi luôn thầm cảm phục những con người mặc dù sống, hoạt động trong cảnh thiếu thốn, cơ cực nhưng luôn bền gan, vững chí theo Đảng, theo Bác Hồ, cùng góp sức giành chính quyền thành công. Đó là dấu mốc ngày 18/8/1945, khi Lệnh Tổng khởi nghĩa truyền đến Hòa Bình. Từ đêm hôm đó và những ngày tiếp theo, cả thị xã sục sôi khí thế cách mạng chuẩn bị cho ngày vùng dậy. Cán bộ và quần chúng cứu quốc công khai phổ biến Lệnh Tổng khởi nghĩa, vận động Nhân dân khẩn trương sắm sửa vũ khí, chuẩn bị cờ, băng rôn, biểu ngữ cho cuộc vũ trang giành chính quyền. Các đội tự vệ vừa ráo riết luyện tập, vừa ngày đêm tuần tra canh gác phố xá.

Sau 3 ngày đêm tích cực chuẩn bị cho cuộc vũ trang, đúng 7h ngày 22/8/1945, sau hiệu lệnh khởi nghĩa, đông đảo Nhân dân bờ phải sông Đà vũ trang thô sơ, nòng cốt là tự vệ cứu quốc tất thảy xuống đường, theo cán bộ chỉ huy xông thẳng vào nhà của bọn hội đồng thị xã. Trước áp lực mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, bọn chúng phải nộp toàn bộ triện, bằng sắc, khế ước, văn tự, sổ sách, tài liệu cho quân cách mạng. Cán bộ chỉ huy tuyên bố chính quyền phong kiến tay sai ở thị xã tan rã, từ nay chính quyền thực sự về tay Nhân dân lao động. 

Khắp các ngả đường, người dân đổ về tập trung tại chợ Phương Lâm tham dự cuộc mít tinh vũ trang mừng khởi nghĩa thị xã thắng lợi. Hàng nghìn quần chúng vai kề vai nghiêm trang hàng lối dưới rừng cờ, biểu ngữ, vũ khí thô sơ. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến về phía châu đường Kỳ Sơn. Quan, lính ở đây đã sắp hàng đón quân khởi nghĩa. Cờ đỏ sao vàng được kéo treo trên đỉnh cột cờ trước sân châu đường trong tiếng hoan hô vang dậy của quần chúng. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở bờ phải thị xã Hòa Bình hoàn toàn thắng lợi.

Trong khi đó, ở khu vực phía tả ngạn, một bộ phận quần chúng cứu quốc thị xã đã xuống xã Hòa Bình - Thịnh Lang cùng tổ quần chúng cứu quốc ở đây vận động, tổ chức Nhân dân thu tước đồng triện, địa bạ, sổ sách của bọn tổng lý địa phương và mít tinh thành lập chính quyền cách mạng, giới thiệu chính quyền nhân dân liên xã Hòa Bình, Thịnh Lang. Chiều 22/8/1945, hàng nghìn quần chúng tại bờ phải vũ trang bằng các loại vũ khí thô sơ, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu được bố trí áp sát bờ sông phía hữu ngạn. Hơn 20 thuyền nan, thuyền gỗ được tập trung tại bờ sông Đà sẵn sàng làm nhiệm vụ đưa quân khởi nghĩa tiến sang đánh chiếm đầu não bộ máy tay sai đầu tỉnh ở phía tả ngạn.

Sử sách viết rằng, 14h ngày 23/8/1945, cuộc vượt sông Đà diễn ra trong khí thế sôi động, hào hùng. Lực lượng cách mạng cùng đông đảo Nhân dân xã Hòa Bình - Thịnh Lang vũ trang ầm ầm nổi dậy tiến vào khu vực doanh trại, các công sở chính quyền bù nhìn đầu tỉnh. Tỉnh trưởng cùng một số viên chức thân cận đã ra tận bờ sông nghênh đón đoàn quân khởi nghĩa. Đúng 16h cùng ngày, cuộc mít tinh chào mừng UBND cách mạng lâm thời tỉnh được tổ chức ngay tại sân phủ bộ đường. Ngày 24/8/1945, Mặt trận Việt Minh và UBND cách mạng lâm thời thị xã Hòa Bình tổ chức cuộc mít tinh lớn tại chợ Phương Lâm. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Hòa Bình hoàn toàn giành thắng lợi trong niềm vui vô hạn của Nhân dân đôi bờ sông Đà.

77 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám vẫn mãi là niềm tự hào của người dân TP Hòa Bình. Đúng như chia sẻ của Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Thị Dung: Hàng năm, cứ vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 là dịp để TP Hòa Bình tự hào ôn lại những trang sử vẻ vang của dân tộc; đồng thời cũng là dịp giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng đến cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ để càng thấy rõ vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới...


Thu Hiền

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục