(HBĐT) - Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 21, ngày 20/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ QH tổ chức hội nghị trực tuyến chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát. Các Phó Chủ tịch QH: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải điều hành phiên chất vấn. Tham dự tại điểm cầu Nhà QH có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang… Tại điểm cầu của tỉnh, đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các ĐBQH tỉnh công tác tại địa phương và các ban, sở, ngành liên quan.


Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh. 

Tại hội nghị, các đại biểu chất vấn 2 nhóm vấn đề, trong đó, vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án gồm: Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác cán bộ của ngành Tòa án; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Thẩm phán và công chức ngành Tòa án; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Tòa án...

Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát gồm: Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng; không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; tăng cường chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự; kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Kiểm sát viên và các công chức của Viện Kiểm sát...

Kết thúc nội dung chất vấn, đối với lĩnh vực tòa án, đã có 35 ĐBQH đăng ký phát biểu, 29 đại biểu đặt 50 câu hỏi, 6 đại biểu phát biểu tranh luận. Đối với lĩnh vực kiểm sát, có 24 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn.  
Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ khẳng định: Sau 1 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chất lượng cao, Ủy ban Thường vụ QH đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát. Các lĩnh vực được lựa chọn đúng, trúng, đảm bảo tính thời sự, được cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm. Các ĐBQH đã đại diện cho cử tri cả nước đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề,tranh luận thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao để góp phần làm rõ thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp, hữu hiệu.

Chủ tịch QH nêu rõ, phiên chất vấn là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến cử tri những thông tin chính thống và kết quả công tác của ngành mình. Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ QH sẽ ban hành Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn để làm cơ sở thực hiện và giám sát.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của các ngành, Chủ tịch QH yêu cầu: Các bộ trưởng, các ngành liên quan tiếp tục quan tâm thực hiện giải pháp đột phá mang lại hiệu quả, khả thi để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành lĩnh vực quản lý, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước... 


Hương Lan

Các tin khác


Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về quản lý các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 29/5 Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023

(HBĐT) - Sáng 28/5 (tức ngày 10/4 Quý Mão), tại chùa Phật Quang - Hòa Bình, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 – Dương lịch năm 2023. Dự đại lễ có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, nguyên Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo tăng ni, phật tử.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận tại tổ về một số dự án luật

(HBĐT) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 27/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Tiếng chuông vang ngân ở Vị Xuyên

(HBĐT) - Hà Giang đang là điểm hẹn của bao du khách gần xa. Miền đất văn hóa, miền đất lịch sử… với nhiều điểm đến ấn tượng, độc đáo, đặc sắc khó quên. Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên) là một trong những "địa chỉ đỏ” của du khách khi đến Hà Giang. Mới đây, được tham gia cuộc thỉnh chuông tại khu nghĩa trang trong một sáng yên lành là một kỷ niệm đặc biệt trong hành trình về miền biên viễn này. Tiếng cán bộ quản lý nghĩa trang, tiếng 9 tiếng chuông ngân xa, ngân xa về miền xa thẳm khiến mỗi thành viên trong đoàn rưng rưng xúc động, chung cảm nghĩ lớn lao về những hy sinh của bao liệt sỹ đã ngã xuống nơi biên cương Tổ quốc.

Sớm tôn tạo, phục dựng di tích Địa điểm thành lập Chi bộ Nật Sơn - cơ sở Đảng đầu tiên huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 11/5/1947, Chi bộ Nật Sơn được thành lập tại ngôi nhà sàn của gia đình ông Bùi Văn Xe, xóm Trám, xã Nật Sơn, châu Lương Sơn (nay là xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi). Đây là Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của châu Lương Sơn lúc bấy giờ; là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với phong trào đấu tranh cách mạng của xã Nật Sơn nói riêng và của huyện nói chung.

Cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

(HBĐT) - Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Luật số 49/2019/QH14) có hiệu lực 01/7/2020. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13), có hiệu lực từ ngày 01/1/2015 và được sửa đổi, bổ sung bằng Luật số 51/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01-07-2020. Kể từ khi Luật có hiệu lực, là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh, đồng thời góp phần quan trọng vào bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Các nội dung của Luật đã quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện, qua đó được mọi tổ chức, cá nhân đón nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, đến nay có một số nội dung của 2 Luật trên cần phải sửa đổi, điều chỉnh phù hợp với các quy định mới, cũng như trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục