(HBĐT) - Kể từ năm 2013 đến nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Từ ngưỡng 100 triệu USD (năm 2013) tăng 282 triệu USD (năm 2015), 370,8 triệu USD năm 2016 và d?n năm 2017, kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh tiếp tục đà đột phá, tăng lên con số trên 505,7 triệu USD.
Điểm lại những thành công và không khí sản xuất
những ngày cuối năm tại các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên
địa bàn tỉnh. Tại Công ty CP May XNK SMAVINA Việt Hàn - phường Chăm Mát (thành
phố Hòa Bình), hàng nghìn lao động miệt mài thực hiện các công đoạn may. Những
đổi mới, cải tiến về mẫu mã, nâng cao kỹ thuật, tranh thủ tìm kiếm thị trường
liên tục trong thời gian qua đã giúp công ty có được những đơn đặt hàng giá trị
từ Tây Ban Nha, Canada, Mỹ,
Anh, Hàn Quốc. Đời sống người lao động ổn định với mức thu nhập bình quân từ
3,5 - 4 triệu đồng/ người/tháng. Tại Công ty TNHH Pacific chuyên sản xuất nông
sản chế biến sang thị trường Nhật Bản, không khí làm việc hết sức khẩn trương.
Trên 300 lao động làm việc tăng ca để sớm hoàn thành đơn đặt hàng. Tại Công ty
TNHH Nghiên cứu kỹ thuật Thấu kính R, hoạt động sản xuất, kinh doanh những ngày
cận Tết thêm khí thế, sôi nổi. Là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh
vực sản xuất thấu kính quang học, Công ty có quy mô ngày càng được mở rộng, máy
móc trang thiết bị hiện đại, công suất lớn, sản phẩm làm ra đạt chất lượng.
Công ty tạo việc làm ổn định cho hơn 600 lao động, phần lớn là lao động địa
phương, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Tại một doanh
nghiệp hoạt động chủ lực trong xuất khẩu hàng hóa khác của tỉnh là Công ty TNHH
BanDai chuyên sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử xuất sang thị trường Nhật
Bản, Trung Quốc cũng tích cực thực hiện các đơn đặt hàng phía đối tác, tạo việc
làm và thu nhập ổn định cho 400 lao động địa phương.
Công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu
kỹ thuật R Việt Nam sản xuất thấu kính xuất
khẩu. ảnh: H.T
Toàn tỉnh hiện có trên 30 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xuất khẩu. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 505,765
triệu USD, tăng 38,54% so với năm trước, vượt 8,77% kế hoạch năm. Trong đó,
xuất khẩu hàng hóa ước đạt 469,765 triệu USD, tăng 41,89% so với năm trước,
vượt 9,5% kế hoạch năm. Hàng điện tử ước đạt 245,242 triệu USD, tăng 44,19% so
với năm trước, vượt 10,66% kế hoạch; hàng dệt may ước đạt 167,880 triệu USD,
tăng 51,42% so với năm trước, vượt 12% kế hoạch. Hàng nông sản ước đạt 5,905
triệu USD, tăng 44,02% so với năm trước, vượt 11% kế hoạch... Về kim ngạch nhập
khẩu ước đạt 413,846 triệu USD, tăng 22,8% so với năm trước, vượt 5,57% kế
hoạch năm. Trong đó, nguyên liệu phục vụ sản xuất ước đạt 370,807 triệu USD,
tăng 25,61% so với năm trước, vượt 5,94% kế hoạch; máy móc, thiết bị hàng hóa
khác ước đạt 43,039 triệu USD, tăng 65,53% so với năm trước, vượt 2,47% kế
hoạch.
Để kim ngạch xuất - nhập khẩu, đặc biệt là kim ngạch
xuất khẩu tạo thêm những đột phá trong năm 2018, tỉnh tập trung củng cố và mở
rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức
xúc tiến thương mại, chủ lực vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị
trường tiềm năng, thị trường ngách để mở ra các thị trường mới. Cùng với đó là
các giải pháp tăng cường phổ biến thông tin về các hiệp định thương mại tự do
đã có hiệu lực thực hiện, những tác động của các hiệp định tới thương mại hàng
hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Xây dựng các chương trình, kế
hoạch đào tạo, hội thảo về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn. Tỉnh đang
tiến tới giảm dần tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm đã được chế biến,
tăng lượng hàng có giá trị gia tăng lớn, sản phẩm thân thiện với môi trường,
khai thác thêm thị trường mới như châu Mỹ, châu âu và các thị trường tiềm năng
khác. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đa dạng hóa thị trường nhập khẩu,
tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định. ưu tiên nhập khẩu các mặt hàng
máy móc, thiết bị công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, vật tư và thân thiện với
môi trường.
Thực hiện phương châm đa dạng hóa thị trường xuất
khẩu, tỉnh đã và đang giữ vững được những thị trường truyền thống như Hoa Kỳ,
EU, Nga, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp có
đóng góp lớn cho xuất khẩu, một số doanh nghiệp đang có kim ngạch xuất khẩu đi
vào chu kỳ tăng trưởng cao và ổn định như Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc
Esquel, Công ty TNHH Seyoung INC, Công ty TNHH HNT Vina… Đối với kim ngạch nhập
khẩu, nhờ có các biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt
hàng tiêu dùng chưa cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất nên mặt hàng có lượng
nhập khẩu cao chỉ tập trung vào máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phân bón,
dược phẩm, sản phẩm từ giấy, máy tính, sản phẩm điện tử, thiết bị, dụng cụ, ô
tô…
Theo đồng chí Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương, kim
ngạch xuất khẩu với những bước tiến đột phá đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng
GRDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỉnh phấn đấu năm 2018, kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 602 triệu USD, trong đó, xuất khẩu hàng hóa
đạt 563 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ đạt 39 triệu USD, tăng 28,36% so với năm
2017. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 510 triệu USD, tăng 30,1% so với năm 2017.
Bùi Minh
(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.
(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.
Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.