(HBĐT) - Chúng tôi về thăm thôn Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Những con đường liên xóm đã được kiên cố hóa, xuyên qua những vườn cam xanh mướt.


Ông Chu Văn Đương, Trưởng thôn Đông Hà cho biết: "Khoảng năm 2012, cây cam bắt đầu được người dân đưa về trồng ở Mỵ Hòa. Thôn Đông Hà là một trong những thôn đầu tiên trồng cam. Sau 6 năm, cây cam đã mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây. Nhận thấy hiệu quả thiết thực đó nên đầu năm 2018, thôn đã cải tạo hơn 10 ha vườn tạp còn lại để trồng cam. Đến nay, diện tích cam đã phủ kín toàn thôn với 38/42 hộ trồng tổng diện tích 65,5 ha, trong đó có trên 40 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Hầu hết các hộ đều phát triển cây có múi dưới hình thức phối hợp, ký hợp đồng liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Theo đó, các hộ dân góp đất sản xuất và công lao động, doanh nghiệp hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tối đa cho người dân để có sản phẩm chất lượng và năng suất cao nhất. Nhờ phát triển hiệu quả mô hình trồng cây có múi, toàn thôn chỉ còn 1 hộ nghèo, thu nhập bình quân của nhiều hộ trồng cam đạt 85 triệu đồng/người/năm”.


Ông Chu Văn Đương, thôn Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây có múi với người dân trên địa bàn.

Gia đình ông Chu Văn Đương, Trưởng thôn Đông Hà cũng là hộ tiên phong trồng cây có múi. Gia đình ông hiện trồng hơn 1,1 ha, trong đó có 850 gốc cam V2 và cam Canh. Năm 2017, năng suất đạt 23 tấn với mức giá bình quân 20.000 đồng/kg, lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt 250 triệu đồng.

Theo thống kê, toàn xã hiện có 215 ha cây ăn quả có múi, trong đó diện tích kinh doanh trên 60 ha. Tập trung tại các thôn: Đông Hà (65,5 ha), Mý Đông (48,8 ha), Mỵ Thanh (35 ha), chủ yếu là cam V2, Canh, bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc… Năm 2017, trung bình 1 ha cây có múi thu về khoảng 20 tấn quả, giá thu mua dao động từ 28.000 - 32.000 đồng/kg. Tổng thu nhập từ cây có múi ước khoảng 600 triệu đồng/ha. Hầu hết sản phẩm được các doanh nghiệp liên kết ký hợp đồng thu mua số lượng lớn.

Chia sẻ về những thuận lợi để nhân rộng mô hình trồng cây có múi, đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa cho biết: "Với địa hình tự nhiên rộng, bằng phẳng, thuận tiện cho việc canh tác. Trục đường 12B chạy dọc qua địa bàn xã; hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư đồng bộ là điều kiện thuận lợi cho tư thương dễ thu mua, vận chuyển hàng hóa. Tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, năm 2013 - 2014, nhiều hộ trong xã mạnh dạn vay vốn cải tạo, đầu tư phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi. Trong đó, mục tiêu mở rộng diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn xã dự kiến đạt 250 ha. Để hoàn thành kế hoạch, trên 20 hộ được UBND tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/năm theo đề án phát triển cây có múi giai đoạn 2016- 2017 với diện tích 54,8 ha.

Để hỗ trợ, giúp đỡ người dân nắm bắt kỹ thuật, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chính quyền xã Mỵ Hòa phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề về cây có múi. Tạo điều kiện để người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mở rộng diện tích cây trồng.

"Khó khăn lớn nhất hiện nay để phát triển trồng cây có múi chính là thiếu nước tưới. Vì vậy, chính quyền xã mong muốn các cấp chính quyền hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình bể chứa nước phục vụ tưới tiêu. Bên cạnh đó mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu cây ăn quả có múi. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương” - đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.


Đức Anh


Các tin khác


Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao về rác thải nhựa tại Paris

Ngày 27/5, Hội nghị cấp cao về giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris.

Những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22 - 26/5

Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh... là những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/5/2023.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Khu công nghiệp Nhuận Trạch

(HBĐT) - Kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch (Lương Sơn) mới đây, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo đưa KCN này là công trình dự án trọng điểm của tỉnh để tập trung chỉ đạo, xây dựng KCN Nhuận Trạch trở thành hình mẫu về phát triển hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế bền vững.

Hơn 700 đại biểu sẽ tham dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/5 với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 671 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trên địa bàn tỉnh đạt 88,2 tỷ đồng/4.559 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay NS&VSMTNT đạt trên 671 tỷ đồng/38.451 khách hàng còn dư nợ.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 26/5, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, do ông Mario Ronconi, Vụ trưởng phụ trách Nam Á - Đông Nam Á tại Cục châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông thuộc Tổng cục Đối tác quốc tế làm trưởng đoàn, nhằm giới thiệu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như cơ hội hợp tác giữa Hoà Bình và Liên minh châu Âu. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục