(HBĐT) - Từ ngày 6-9/12, BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) cho cán bộ quản lý tổ chức thực hiện chương trình cấp huyện năm 2018. Tham dự có 110 học viên là lãnh đạo và chuyên viên được giao phụ trách thực hiện chương trình OCOP thuộc các phòng NN&PTNT, Kinh tế hạ tầng, văn hóa, y tế, Tài chính kế hoạch các huyện, thành phố trong tỉnh.

Toàn cảnh lớp tập huấn
Mục tiêu tổng quát của Chương trình
mỗi xã một sản phẩm là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
(ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản
phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Đây là chương trình có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập,
đời sống nhân dân.
Trong thời gian 4 ngày, các
học viên được tiếp thu các nội dung chính như: Tổng quan về chiến lược phát
triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, nông nghiệp 4.0; mục tiêu, nội dung cơ
bản và hệ thống tổ chức của chương trình OCOP; các kết quả thành tựu thực hiện chương trình OCOP trên thế
giới và Việt Nam; bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; chu trình OCOP
thường niên; phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM và giải pháp cho OCOP; kế
hoạch triển khai thực hiện OCOP tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020….
Thông qua lớp tập huấn, lãnh đạo và chuyên viên các
phòng ban chuyên môn các huyện, thành phố sẽ xác định được vai trò mục tiêu của
chương trình OCOP là gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, phục vụ chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và nghiên cứu lựa chọn sản phẩm chủ lực phát
triển sản phẩm nông nghiệp gắn với phát triển du lịch; chú trọng đào tạo nghề
gắn với phát triển sản phẩm địa phương ./.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.
(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh.
Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.
Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.
Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.