(HBĐT) - Ngày 27/3, UBND tỉnh tổ chức họp thường kỳ, nghe và cho ý kiến vào các nội dung quan trọng đối với phát triển KT - XH. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.



Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp.

Từ đầu năm đến nay, do tác động của dịch bệnh Covid-19, trong nước đã xuất hiện nhiều dấu hiệu có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như ổn định kinh tế vĩ mô, nhiều chỉ số giảm so với cùng kỳ năm trước đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển KT - XH của tỉnh Hòa Bình. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu giảm 1,41%; kim ngạch nhập khẩu giảm 10,4%; tổng lượng khách du lịch đến tỉnh giảm 45,1%, doanh thu từ dịch vụ du lịch giảm 26,5%... Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt 6,62%.

Căn cứ tình hình phát triển kinh tế quý I, kịch bản tăng trưởng cả nước, đánh giá tác động của dịch bệnh đến phát triển của các ngành, lĩnh vực và những tình huống giả định của dịch bệnh, UBND tỉnh xây dựng kịch bản tăng trưởng của từng quý năm 2020. Cụ thể, kịch bản 1: Giữ nguyên tốc độ tăng trưởng là 9,5% trong điều kiện dịch Covid-19 chưa được khống chế trong quý I và điều chỉnh lại cơ cấu để tạo ra các bứt phá trong các quý còn lại. Kịch bản II: Dịch Covid - 19 được khống chế trong quý II, điều chỉnh lại cơ cấu để bứt phá trong các quý còn lại nhưng tốc độ tăng trưởng đạt 8,5%.

Cho ý kiến vào kịch bản tăng trưởng, nhiều đại biểu đã phân tích và cho rằng nên thực hiện kịch bản I. Bởi kịch bản này đạt được kế hoạch của năm 2020 đề ra cũng như mục tiêu phát triển KT - XH giai đoạn 2016 - 2021, nhất là thực hiện được chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đồng thời thể hiện rõ quyết tâm chính trị cao để đạt mục tiêu kép là vừa phát triển KT - XH, vừa đạt mục tiêu tăng trưởng. Song nếu thực hiện theo kịch bản I thì cả hệ thống chính trị phải nỗ lực rất lớn và có giải pháp kịp thời thúc đẩy KT - XH, nhất là thu NSNN, bởi đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn khi số thu trong quý I chỉ đạt khoảng 50% so với kế hoạch. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục chỉ đạo có cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và giãn, hoãn nộp thuế, giúp các doanh nghiệp thương mại duy trì, phục hồi sản xuất.

Tuy nhiên, có những ý kiến nhận định, thực hiện theo kịch bản II trong bối cảnh hiện nay là phù hợp. Vì trên thực tế, hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp đang rất khó khăn; lĩnh vực dịch vụ, du lịch đình trệ, từ đó kéo theo hoạt động của các ngành khác bị ảnh hưởng; hụt thu ngân sách lớn. Do vậy, nếu thực hiện theo kịch bản I thì rất khó khả thi.

Cho ý kiến vào Tờ trình ban hành Chỉ thị về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các đại biểu thống nhất cao sự cần thiết phải ban hành Chỉ thị. Bởi công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, xuyên suốt; là khâu quan trọng, điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các dự án đầu tư, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Do đó cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sớm bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ giúp giảm chi phí, thời gian cho các nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả của dự án, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tăng thu cho NSNN... Tuy nhiên, việc ban hành Chỉ thị phải đảm bảo tính khả thi, bám sát thực tiễn; cần nêu bật vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, nhất là cấp cơ sở tham gia vào công tác giải phóng mặt bằng.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng nghe và cho ý kiến vào một số dự thảo tờ trình quan trọng khác và Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các sở, ngành, địa phương.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Vấn đề tăng trưởng kinh tế cần sẵn sàng phương án thực hiện 2 kịch bản đề ra, trình BTV Tỉnh ủy xem xét nhưng phải phân tích, đánh giá sâu hơn với thực tiễn... Thực hiện kịch bản nào thì cũng cần sự vào cuộc quyết liệt và quyết tâm chính trị cao nhất.

Đối với Chỉ thị về công tác bồi thường GPMB, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Chỉ thị ban hành phải huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là với cấp xã. Cần có thêm vai trò của cơ quan Thanh tra các cấp để kịp thời nắm bắt tình hình, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu có.

Về nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao, đề nghị chú trọng đầu tư cho các dự án lớn. Theo đó, các tổ công tác của UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ban chỉ đạo thu NSNN của tỉnh tiếp tục vào cuộc sát sao hơn, lên phương án đầy đủ, đánh giá sát thực khó khăn trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng để tìm hướng giải quyết vấn đề hụt thu. Đối với vấn đề giải ngân vốn đầu tư, cần giao nhiệm vụ cho các chủ đầu tư, đưa vào nhiệm vụ trọng tâm của UBND tỉnh, có báo cáo, kiểm điểm mức độ thực hiện hàng tháng.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Tài chính khẩn trương bố trí nguồn lực đầu tư trang thiết bị y tế để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm, kiểm tra cấp dưới trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19...

Hoàng Nga

Các tin khác


Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 928-KL/TU, ngày 21/9/2023 về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 33/CTr-TU, ngày 10/7/2020 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Chương trình hành động số 33).

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục