(HBĐT) - Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du, miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong (Hội chợ và Tuần lễ) năm 2020 dự kiến diễn ra từ ngày 6 - 11/11 tại Trung tâm Văn hóa huyện Cao Phong. Các HTX, nhà vườn tại thủ phủ cam Cao Phong đang khẩn trương lựa chọn những vườn cam chín vàng, đảm bảo chất lượng và các sản phẩm chế biến từ cam hấp dẫn để tham dự Hội chợ và Tuần lễ.


Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong tham gia các hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam Cao Phong.

Niên vụ 2020-2021, toàn huyện Cao Phong có trên 3.000 ha cam các loại, trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh khoảng 1.790 ha, diện tích cây thời kỳ kiến thiết cơ bản khoảng 1.209 ha. Sản lượng dự kiến đạt trên 38.000 tấn. Để giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong, cấp ủy, chính quyền và hộ trồng cam chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất hữu cơ. Đến nay, toàn huyện có 1.018,34 ha, với 759 hộ tham gia trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP; diện tích được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 1.147 ha. Từ năm 2015 đến nay, huyện đã tổ chức, phối hợp tổ chức 5 lễ hội cam Cao Phong để quảng bá thương hiệu cam Cao Phong đến với du khách thập phương, cùng nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá tại các địa phương trong nước.

Giữa tháng 10, tại các vườn cam trên địa bàn huyện nhộn nhịp tiếng cười nói của người bán và người mua. Dọc quốc lộ 6 qua địa phận huyện, những sạp cam được bày bán bắt mắt. Cùng với đó là không khí hân hoan, phấn khởi chuẩn bị tham gia Lễ hội và Tuần lễ. Những cây cam lòng vàng, cam mát, quýt, bưởi da xanh phải đạt tiêu chuẩn chất lượng chủ vườn mới lựa chọn để tham gia. Không chỉ vậy, tại Hội chợ và Tuần lễ năm nay còn có nhiều sản phẩm chế biến từ cam rất hấp dẫn để du khách lựa chọn như: rượu cam, nước cốt cam, tinh dầu cam, mứt cam... Ngoài ra, du khách có thể trải nghiệm du lịch sinh thái vườn cam, lựa chọn những cây cam ưng ý để hái mang về làm quà cho người thân.

Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Vừa qua, một số HTX và nhà vườn tại huyện đã tích cực tham gia Hội chợ công nghiệp và nông sản vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2020. Nối tiếp thành công của Hội chợ, thủ phủ cam Cao Phong đã sẵn sàng đón du khách tới tham gia Hội chợ và Tuần lễ năm 2020. Tất cả HTX, nhà vườn tham gia Hội chợ và Tuần lễ cam kết sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo ATTP. Huyện đăng ký 10 gian hàng đôi tại Hội chợ và Tuần lễ, trong đó có 2 gian hàng để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện. Hội chợ và Tuần lễ là cơ hội để HTX, nhà vườn tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức, cá nhân trên cả nước. Bên cạnh đó, Ban kiểm soát chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả sẽ kiểm soát hoạt động kinh doanh sản phẩm trên trục quốc lộ 6, nhắc nhở các hộ kinh doanh bán cam quả chất lượng, niêm yết chủng loại, giá bán, sử dụng bao bì đúng quy định.

Hướng về Hội chợ và Tuần lễ, thành viên và người lao động HTX Hà Phong ai cũng háo hức, phấn khởi. Anh Đặng Văn Ghi, Giám đốc HTX Hà Phong chia sẻ: Niên vụ 2020 -2021, HTX trồng hơn 200 ha cam, quýt các loại, sản lượng khoảng hơn 1.000 tấn. Hiện, HTX bán cam lòng vàng với giá 20 nghìn đồng/kg. Tham gia Hội chợ và Tuần lễ năm nay, ngoài sản phẩm cam quả và một số sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh năm 2019, HTX còn có một số sản phẩm mới như tinh dầu bưởi, rượu cam. Nổi bật, sản phẩm trà bưởi thanh lọc cơ thể dạng túi lọc rất tốt cho những người bị bệnh gan và máu nhiễm mỡ.


Thu Thủy


Các tin khác


Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục