(HBĐT) - Cùng với kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng, những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã chú trọng thực hiện tiêu chí sản xuất, coi đây là một trong những nhiệm vụ cốt lõi để nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập của người dân nông thôn. Hàng năm, huyện dành nguồn lực đáng kể hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.


Hộ dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) đầu tư nuôi gà quy mô trang trại phát huy hiệu quả kinh tế.

Huyện đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016 - 2020, với 11 chương trình ưu tiên để phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương. Năm 2020, huyện tập trung quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực như: cam, bưởi, gà Lạc Thủy. 2 sản phẩm OCOP của huyện đã được UBND tỉnh chứng nhận là sản phẩm gà tươi nguyên con của HTX Chăn nuôi gà Lạc Thủy (4 sao), sản phẩm cam trứng của hộ kinh doanh Vũ Duy Tân (3 sao). Huyện đang tích cực xây dựng nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm: na, dê, chè Lạc Thủy. Bước đầu hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung quy mô cánh đồng mẫu lớn, diện tích dồn điền, đổi thửa được 315,1 ha.

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện, Lạc Thủy có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, như: sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; chăn nuôi gà, dê, có chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, trong huyện đã thu hút đầu tư với mô hình trồng rau công nghệ cao; trồng cam, na và trồng chè tập trung theo chuỗi liên kết sản xuất. Các mô hình đã phát huy hiệu quả, dần được nhân rộng. Vấn đề quan trọng là giữ được liên kết trong sản xuất theo chuỗi để phát huy hiệu quả theo yêu cầu của tiêu chí.

Đến nay, huyện đã cơ bản hình thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung với diện tích gần 1.319 ha ở các xã: Thống Nhất, Phú Thành, Phú Nghĩa, thị trấn Ba Hàng Đồi. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại thị trấn Ba Hàng Đồi, xã Thống Nhất với diện tích 35.000 m2. Vùng trồng chè Sông Bôi quy mô 240 ha, tập trung tại các xã: Phú Thành, Phú Nghĩa; vùng trồng na tập trung quy mô 70 ha tại xã Đồng Tâm... Bên cạnh đó, nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được hình thành thông qua các HTX nông nghiệp như: HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, HTX nông nghiệp Mường Thơm, HTX nông sản thực phẩm an toàn; mô hình trồng dưa chuột bao tử trên địa bàn các xã: Khoan Dụ, Phú Nghĩa, Thống Nhất và thị trấn Chi Nê. Huyện đã hỗ trợ các hộ trồng cây ăn quả xây dựng tem truy xuất nguồn gốc; bảo vệ và phát triển nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thuỷ”...

Cùng với cơ cấu lại ngành trồng trọt, thời gian qua, chăn nuôi trong huyện phát triển mạnh, chuyển dịch nhanh từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ tiến tiến. Hiện, đàn gà Lạc Thủy phát triển mạnh. Đàn dê đứng vững trên thị trường, quy mô trên 7.850 con. Nhiều nơi phát triển đàn ong lấy mật với trên 10.000 đàn, sản lượng mật hàng năm đạt khoảng 100 tấn. Ngoài ra, huyện tổ chức trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh kéo dài chu kỳ kinh doanh, cho giá trị kinh tế cao và phát triển rừng bền vững.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần đưa trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân nông thôn ngày một nâng cao; các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, phát triển ngành nghề nông thôn đa dạng; trên địa bàn huyện thu hút được các doanh nghiệp, cơ sở SX-KD đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp... Do vậy, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn huyện đạt 100%. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 44,7 triệu đồng; ước 9 tháng năm 2020 đạt 38 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) còn 7,03%.


Thu Hiền


Các tin khác


Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục