(HBĐT) - Năm 2020, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương), Công ty CP INCA Việt Nam (phường Kỳ Sơn – TP Hòa Bình) đã được hỗ trợ máy ép dầu và máy lọc dầu trong đề án khuyến công quốc gia.


Được thụ hưởng từ Đề án "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong dệt may” đã giúp Công ty CP may xuất khẩu An Phúc (thị trấn Hàng Trạm – Yên Thủy) ổn định sản xuất - kinh doanh.

Bà Lê Thị Vân, Giám đốc Công ty cho biết: Khi thành lập, đi vào hoạt động, công ty mua hệ thống máy cũ. Sau 3 năm sử dụng, máy móc trục trặc, xuống cấp nên rất vất vả trong vận hành sản xuất. May mắn là năm 2020, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đã hỗ trợ công ty hệ thống máy mới hoàn toàn. Chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ này đối với doanh nghiệp mới thành lập còn nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất tốt hơn, đồng thời tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như giúp cơ chế sản xuất nguyên liệu hàng hóa được thuận lợi hơn.

Năm 2020, Công ty CP INCA thu được 50 tấn sản phẩm Sachi và chuẩn bị bước vào đợt thu mới. Với sản lượng này, công ty đang khẩn trương chế biến các sản phẩm để giới thiệu ra thị trường dịp Tết Nguyên đán tới. Hiện, công ty có 200 hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất với vùng nguyên liệu khoảng 250 ha trồng cây Sachi, trải dài diện tích ở 14 tỉnh, trong đó, riêng tỉnh Hòa Bình có 150 ha. Tương ứng với đó, công ty tạo việc làm cho trên 250 lao động và xưởng sản xuất giải quyết việc làm cho 20 lao động.

Cũng như Công ty CP INCA Việt Nam, năm 2020, Công ty CP may xuất khẩu An Phúc (thị trấn Hàng Trạm – Yên Thủy) được thụ hưởng nguồn vốn khuyến công quốc gia với Đề án nhóm "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong dệt may”. Là doanh nghiệp siêu nhỏ, những tháng đầu năm 2020, An Phúc chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 khiến thị trường xuất khẩu đình trệ. Khó khăn của công ty một phần cũng do hệ thống máy móc, thiết bị cũ, thô sơ, đời thấp, một số công đoạn phải làm thủ công. Để vượt qua giai đoạn gian khó, An Phúc tạm chuyển hướng sang sản xuất hàng nội địa. Đặc biệt, theo chia sẻ của quản đốc Bùi Thị Nguyệt, nhờ đề án khuyến công quốc gia, công ty được đầu tư hệ thống máy hiện đại, công suất lớn đã tạo sức bật cho An Phúc trong lúc khó khăn nhất. Hiện, hệ thống máy móc của công ty hoàn toàn tự động, nhờ vậy đã giải phóng được sức lao động, nâng cao năng suất. Mỗi ngày, công ty làm ra từ 800 – 900 chiếc áo sơ mi, cao hơn nhiều so với trước đây. Nhờ có máy móc tốt đã giúp An Phúc đứng vững trên thị trường, tạo việc làm ổn định cho 70 lao động. 

Năm 2020, hoạt động khuyến công đã góp phần tích cực hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất – kinh doanh, từ đó thúc đẩy lĩnh vực CN-TTCN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong tỉnh. Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đã triển khai các đề án khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương với tổng kinh phí hỗ trợ 3.856,721 triệu đồng.

Đối với khuyến công quốc gia, Trung tâm đã triển khai các đề án với nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 3.306,849 triệu đồng; kinh phí đối ứng từ ngân sách địa phương 149,872 triệu đồng, bao gồm các đề án về: Nhóm "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong dệt may”; nhóm "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến chế biến nông – lâm sản”; "Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong nước”; "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gạch không nung”; "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất dầu Sachi” và đề án "Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp xóm Rụt, xã Tân Vinh, Lương Sơn”.

Đối với khuyến công địa phương, năm qua, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đã triển khai đề án nhóm "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chế biến nông sản” cho đơn vị thụ hưởng là Công ty TNHH nông nghiệp VIBA và Công ty TNHH nông sản thực phẩm Lạc Thủy; Trang tin khuyến công.

Đặc biệt, nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong, ngoài nước để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn. Năm qua, tỉnh đã thực hiện Đề án "Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020”. Đã có 15 cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký tham gia với 27 sản phẩm, bộ sản phẩm thuộc 2 nhóm: sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Ngày 1/10/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2363/QĐ-UBND công nhận 15 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Hòa Bình năm 2020.

Qua thực tế cho thấy, từ triển khai thực hiện các đề án khuyến công đã khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất, đổi mới, cải tiến công nghệ. Từ đó đã nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo sức bật cho các cơ sở công nghiệp nông thôn của tỉnh.

Bình Giang


Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục