(HBĐT) - Dự án chậm tiến độ, nhà máy đóng cửa không triển khai, tài nguyên đất bị bỏ phí, huyện Lạc Sơn đã kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết liệt xử lý.



Gia đình ông Bùi Văn Ngáp, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) bị Công ty CP mía đường Hòa Bình nợ hàng chục triệu đồng, phải xoay sở tìm việc làm để kiếm thêm thu nhập. 

Công ty CP mía đường Hòa Bình dừng hoạt động, tuyên bố phá sản nhiều năm nay, để lại những khoản nợ xấu cho ngân hàng, đồng thời khiến hàng trăm hộ nông dân tham gia trồng mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Lạc Sơn nợ nần. Những cánh đồng mía nguyên liệu trên địa bàn xã Tân Mỹ - nơi nhà máy đứng chân khi chuyển từ TP Hòa Bình về từ lâu nay không còn trồng mía, đã trồng những loại cây màu khác. Nhà máy ngày càng cũ nát, người dân nhắc về nhà máy với những ngán ngẩm, căng thẳng, bức xúc bởi đã vay ngân hàng đầu tư trồng mía, công ty nợ tiền không đòi được.

Đồng chí Bùi Đức Toàn, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho biết: Từ ngày di dời về địa bàn xã, Công ty CP mía đường Hòa Bình hoạt động được vài năm không hiệu quả, thua lỗ. Năm 2019 dừng hoạt động. Xã có khoảng 150 hộ dân bị nợ tiền với tổng số tiền gần 900 triệu đồng, chủ yếu ở xóm Song Khảnh, Bùi Ngheo, Nạch, Câu. Chính quyền mong muốn các cơ quan chức năng sớm giải quyết, hỗ trợ người dân.

Dự án phát triển vùng nguyên liệu cà phê tại các xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ… của Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình thực hiện phương thức liên kết "4 nhà” để việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả theo hình thức nông dân góp vốn bằng đất, công ty bỏ vốn đầu tư cây giống, phân bón, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Dự án từng được kỳ vọng là hướng phát triển kinh tế mới làm đổi thay tư duy sản xuất, cải thiện sinh kế một số xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Tuy nhiên đến nay, dự án đã chính thức dừng hoạt động, người dân đang trồng cây, sản xuất trên đất đã góp với công ty. Agribank chi nhánh huyện Lạc Sơn vừa ra thông báo lần 7 về việc bán đấu giá 4 quyền sử dụng đất của Công ty CP cà phê Thái Hoà Hoà Bình. Tổng diện tích đất lên đến gần 75.000 m2 nhưng giá khởi điểm chỉ 3,4 tỷ đồng.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Bùi Văn Khánh cho biết: UBND huyện đã giao ngành chức năng kiểm tra, rà soát các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng trên địa bàn huyện. Theo đó, tổng số công trình, dự án đã có quyết định giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không sử dụng, chậm tiến độ là 3 dự án, diện tích sử dụng 78,1 ha, tại 4 xã: Xuất Hóa, Tân Mỹ, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, được sử dụng vào mục đích sử dụng đất là đất nông nghiệp khác, đất cây lâu năm, đất thương mại, dịch vụ. Qua kiểm tra, rà soát đối với 3 tổ chức thuê đất đến nay đã dừng hoạt động, sử dụng đất không hiệu quả, không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, cụ thể: Công ty TNHH chế biến nông sản và thương mại Toàn Diện, không xây dựng hệ thống văn phòng để thực hiện dự án đầu tư theo mục đích thuê đất và đã dừng hoạt động. Từ năm 2012 đến nay, thực tế thửa đất trên là ông Nguyễn Văn Vinh (Giám đốc Công ty TNHH dăm keo Lạc Sơn) đang sử dụng. Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình đã dừng hoạt động sản xuất - kinh doanh, bỏ địa chỉ kinh doanh từ năm 2019. Ngày 29/6/2021, Sở KH&ĐT ban hành Quyết định số 92/QĐ-SKHĐT về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư phát triển cà phê ở huyện Lạc Sơn do Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình làm chủ đầu tư. Công ty CP mía đường Hòa Bình đã dừng hoạt động sản xuất - kinh doanh, bỏ địa chỉ kinh doanh từ năm 2019, Sở TN&MT đã phối hợp các ngành thực hiện các trình tự thu hồi đất theo quy định.

Trước đó, Thanh tra tỉnh ban hành Kết luận số 09/KL-TTr, ngày 21/2/2022 về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, tài chính đối với các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Lạc Sơn giai đoạn 2010 - 2020, đối với việc các tổ chức, doanh nghiệp thuê đất đến nay dừng hoạt động, sử dụng đất không hiệu quả, không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của 3 doanh nghiệp; chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH chế biến nông sản và thương mại Toàn Diện, do đã dừng hoạt động kinh doanh.

UBND huyện Lạc Sơn đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành phối hợp các cơ quan tiến hành các thủ tục về thu hồi đất đối với tổ chức sử dụng đất kém hiệu quả, không hoạt động, giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định.


Lê Chung


Các tin khác


Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối vụ mùa

(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở các tỉnh phía Bắc từ nay đến cuối vụ mùa thời tiết còn diễn biến phức tạp, có thể xảy ra những đợt mưa kéo dài kèm dông, lốc, gió mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để bảo vệ sản lượng, năng suất lúa vụ mùa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến của đối tượng rầy nâu (tập đoàn rầy) hại lúa, chủ động xử lý kịp thời các ổ dịch dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ chuyên môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục