(HBĐT) - Với sự tận tâm, trách nhiệm của mình, những năm qua, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở các thôn, bản chính là cầu nối quan trọng trong chuyển tải vốn chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.


Bà Đinh Thị Linh (thứ 2 bên phải), tổ trưởng Tổ TK&VV xóm Quyết Chiến, xã Tú Lý (Đà Bắc) cùng cán bộ NHCSXH huyện gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của tổ viên. 

Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh. Những năm qua, vốn chính sách là động lực giúp người dân nơi đây có vốn đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vượt lên đói nghèo. Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đà Bắc, đến hết tháng 2/2023, toàn huyện có 243 Tổ TK&VV với 100% tổ được xếp loại tốt, khá. Trong đó có nhiều tổ trưởng Tổ TK&VV đã gắn bó với công tác tín dụng chính sách ngay từ những ngày đầu NHCSXH được thành lập, điển hình như bà Đinh Thị Linh, tổ trưởng Tổ TK&VV xóm Quyết Chiến, xã Tú Lý. Đây là xóm di dân vùng lòng hồ sông Đà với hơn 90 hộ dân. Theo bà Linh, những ngày đầu mới về định cư, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đến nay đã thay đổi nhiều, đường làng, ngõ xóm cơ bản được cứng hóa. Hầu hết bà con đã sửa sang, xây mới được nhà cửa. Có được kết quả như vậy có dấu ấn đậm nét của vốn vay ưu đãi từ NHCSXH.

"Xóm có 2 tổ TK&VV, tổ do tôi quản lý ban đầu chỉ có hơn 10 tổ viên, nay đã tăng lên gần 50 tổ viên, dư nợ hơn 2 tỷ đồng. Có thể nói, vốn chính sách là kênh quan trọng để bà con đầu tư phát triển kinh tế, như trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò. Với trách nhiệm là tổ trưởng, tôi đã tuyên truyền đến bà con các chính sách tín dụng mới, hướng dẫn họ làm thủ tục vay vốn. Đồng thời, luôn sâu sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề các tổ viên chưa rõ để giải đáp. Nhìn thấy kết quả tích cực mà vốn chính sách đem lại chính là động lực để tôi tiếp tục gắn bó với vai trò của người tổ trưởng Tổ TK&VV”, bà Linh chia sẻ. 

Tổ trưởng Tổ TK&VV không chỉ là người chuyển tải vốn mà còn chứng kiến hành trình đổi thay của bản làng với sự đồng hành của vốn chính sách. Năm 2001, Tổ TK&VV xóm Nghẹ, xã Lũng Vân (nay là xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc) được thành lập với 15 tổ viên. Đến nay, tổ có trên 40 tổ viên, dư nợ hơn 1,5 tỷ đồng. Ông Đinh Văn Trình, tổ trưởng Tổ TK&VV xóm Nghẹ cũng là người đã gắn bó lâu dài với công tác tín dụng chính sách. Theo ông Trình, để hoàn thành tốt công việc của mình, ông đã phối hợp với các tổ chức nhận ủy thác và cán bộ NHCSXH huyện để triển khai kịp thời các chương trình tín dụng. Thực hiện tốt công tác bình xét cho vay, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, giám sát các hộ vay trong sử dụng vốn, đôn đốc thu lãi, thu nợ. Nhờ đó, tổ do ông Trình quản lý luôn có chất lượng tín dụng tốt, không có nợ quá hạn, không có lãi tồn. 

Với vai trò hết sức quan trọng, những năm qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh luôn quan tâm, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 2.537 tổ TK&VV, giảm 65 tổ so với năm 2021, do củng cố, sáp nhập các tổ có quy mô nhỏ, chưa phù hợp. Trong đó, 2.498 tổ xếp loại tốt (chiếm 98,28%), không có tổ xếp loại yếu. Những tháng đầu năm 2023, NHCSXH tỉnh tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ TK&VV trên địa bàn. Đến hết tháng 2/2023, toàn tỉnh có 2.532 tổ TK&VV, giảm 5 tổ so với thời điểm 31/12/2022, số tổ tốt, khá chiếm 99,44%. Mạng lưới tổ TK&VV tiếp tục là cầu nối quan trọng, "cánh tay nối dài” của NHCSXH trong truyền tải vốn chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
      

Viết Đào

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục