(HBĐT) - UBND huyện Yên Thủy phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ vừa tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận "Lợn bản địa Lạc Sỹ" đối với sản phẩm lợn của huyện Yên Thủy.




Lãnh đạo Sở KH&CN trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Lợn bản địa Lạc Sỹ" cho lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy.

Lợn bản địa Lạc Sỹ được nuôi tập trung ở xã Lạc Sỹ theo phương thức bán hoang dã hoặc hoang dã. Thức ăn chủ yếu là chất xơ, chúng ăn sống hầu hết các loại cây, rau, củ, quả có sẵn tại địa phương. Vì thế chất lượng thịt lợn bản địa Lạc Sỹ thơm ngon, mềm, bì giòn, mỡ thơm ngậy ăn không ngấy. Lợn bản địa Lạc Sỹ có đặc điểm xương không to, mõm nhọn, mặt ngắn, tai bé, mình dài thon, chân gầy, có lông dài và cứng, màu sắc da và lông đen, hung vàng, có đốm khoang trắng ở bụng, chân…

Với mục đích phát triển nghề nuôi lợn bản địa Lạc Sỹ bền vững, xây dựng mô hình để bảo tồn gen và tạo thành vùng nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ tỉnh đã tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận " Lợn bản địa Lạc Sỹ” với quy mô 30 con lợn giống, trong đó có 29 con nái và 1 con đực; có 30 hộ tham gia. Các gia đình được hỗ trợ 1 triệu đồng 1 con giống, một phần thức ăn tinh.

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Sở KH&CN đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu cho UBND huyện Yên Thủy; đồng thời, UBND huyện Yên Thủy công bố và trao quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm " Lợn bản địa Lạc Sỹ” cho 30 hộ chăn nuối, dịch vụ tiêu biểu xã Lạc Sỹ.

Từ thành công bước đầu này, UBND huyện Yên Thuỷ đặt mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, mô hình nuôi lợn bản địa phát triển trong toàn xã Lạc Sỹ; giai đoạn 2025 - 2030 phát triển trên địa bàn 4 xã: Lạc Sỹ, Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đa Phúc đã được UBND tỉnh khoanh vùng chăn nuôi.

 
Dương Liễu

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục