Năng lực cạnh tranh quốc gia của VN nhìn chung là ổn nhưng đáng tiếc không có lợi thế độc đáongày 30-11, lần đầu tiên tại VN, báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia được công bố dựa trên những số liệu khách quan về năng lực cạnh tranh và sử dụng phương pháp luận đã được kiểm chứng trên thế giới.
Báo cáo này được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Học viện Cạnh tranh châu Á dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS Michael E. Porter, ĐH Harvard - Mỹ.
Thay đổi để tạo cú nhảy mới
Theo báo cáo, năng lực cạnh tranh quốc gia của VN nhìn chung là ổn nhưng đáng tiếc không có lợi thế độc đáo. VN tăng trưởng ấn tượng trong hai thập kỷ qua, tỉ lệ nghèo giảm đi trên diện rộng, hồi phục nhanh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty Dệt May Gia Định - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Kết quả này nhờ vào mô hình phát triển cổ điển được kích hoạt bởi hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang chế tác. Tuy nhiên, mức độ thịnh vượng và năng suất của nền kinh tế VN còn thấp, tính bền vững chưa cao.
Nỗ lực của Chính phủ nhằm đáp ứng những nhu cầu về hạ tầng và thể chế của một nền kinh tế đang tăng trưởng bị kìm lại bởi những hạn chế của một phương thức điều hành truyền thống, thiên về kiểm soát. “Đã đến lúc cần thay đổi để tạo cú nhảy mới vì đà tăng trưởng kinh tế đang chậm lại” - báo cáo nhấn mạnh.
Đề xuất lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia
Báo cáo đề xuất thành lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia với sự tham gia của Chính phủ, bộ, ngành và đặc biệt là có đại diện khu vực tư nhân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những thông tin từ báo cáo đem lại vì thực sự hữu ích trong bối cảnh VN tái cơ cấu nền kinh tế. “Thành lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia là một gợi ý tốt, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định” – Phó Thủ tướng nói. |
Báo cáo cho rằng những điểm yếu của VN đang bộc lộ rõ là thâm hụt thương mại, trong đó có tác động từ sự lên giá thực của VNĐ; lạm phát do các dòng vốn lớn đổ vào, chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng; tăng trưởng GDP so với đầu tư ngày càng giảm làm tăng sự phụ thuộc vào vốn bên ngoài; tăng trưởng nhu cầu đang vượt quá năng lực vi mô của nền kinh tế; khoảng cách giữa vốn đăng ký và thực hiện trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng.
Không thể dựa vào doanh nghiệp Nhà nước
GS Michael E. Porter cho rằng VN cần có chiến lược kinh tế nhằm xây dựng một mô hình phát triển mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo GS Michael E. Porter, chiến lược này dựa vào 3 yếu tố: tăng năng suất lao động, thay đổi nhận thức về khu vực tư nhân và chuyển vai trò của Chính phủ từ kiểm soát nền kinh tế đang chuyển đổi sang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một nền kinh tế thị trường.
Các tác giả của bản báo cáo cũng chỉ rõ điểm yếu của VN là nhận diện vấn đề rất tốt nhưng thực hiện lại hạn chế. Minh chứng điều này là Chính phủ VN đã ưu tiên tháo gỡ các nút thắt vi mô trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kỹ năng lao động và năng lực hành chính nhưng chưa hiệu quả, mặc dù cam kết về nguồn nhân lực khá lớn.
Để báo cáo “trở thành hiện thực thay vì nằm trên giá sách”, GS Michael E.Porter và nhóm tác giả đã đề xuất những khuyến nghị chính sách dựa trên các luận cứ và số liệu khoa học.
Trong đó, có khuyến nghị xây dựng các cụm ngành tại các địa phương, cụ thể: cụm ngành điện tử ở Hà Nội và các tỉnh lân cận; du lịch ở miền Trung; dệt may, logistics (vận tải hàng hóa xuất khẩu) ở TPHCM và chế biến nông sản ở ĐBSCL.
Một đề xuất khác là thay đổi nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước và tư nhân. Báo cáo nêu rõ: “Không thể thành công khi dựa vào một vài công ty đơn lẻ của Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước của VN đang bị giao nhiệm vụ bất khả thi, vừa thực hiện nhiệm vụ công ích vừa phải có lợi nhuận, không được sa thải lao động nhưng phải đạt năng suất cao”.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.
(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.
Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.