Hàng lậu hiện đang là vấn nạn gây thất thu thuế, ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước. Hàng lậu khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị mất thị phần, kéo theo tình trạng các thương hiệu lớn phát triển không hiệu quả. Trên thị trường hiện nay, nhiều hàng hóa thông dụng hay bị làm giả, làm nhái, làm lậu. Chẳng hạn như laptop, mỹ phẩm, đồ may mặc… Thương hiệu càng tên tuổi càng bị làm giả, nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng nhận biết được điều này. Có một thực tế đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được xử lý triệt để là hàng xách tay đang tràn ngập trên thị trường.

 

Khi mua máy tính xách tay, khách cần xem kỹ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: THANH TÂM

Bản thân tôi cũng nhận được nhiều lời chào mời mua hàng xách tay khi dạo qua các cửa hàng lớn tại TPHCM. Về cơ bản, hàng xách tay rất tốt, nếu do đúng những người đi công tác nước ngoài mua về và bán lại. Hầu hết các mặt hàng xách tay từ nước ngoài về Việt Nam đều được miễn thuế nên giá khá mềm so với hàng cùng chủng loại, thương hiệu. Thực tế, nhiều người tiêu dùng nước ta sính ngoại, ham mua hàng của những thương hiệu tên tuổi nước ngoài nên chỉ nghe nói là hàng xách tay thì sẵn sàng mua ngay, mà bỏ qua hoặc xem nhẹ chế độ bảo hành, hóa đơn chứng từ (chứng minh hàng hóa hợp pháp).

Như vậy, về bản chất, hàng xách tay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hàng xách tay hay hàng nhập lậu cũng đều giống nhau ở chỗ không có chế độ bảo hành, không hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ…

Điều đáng báo động hơn là dưới chiêu bài hàng xách tay, nhiều cửa hàng kinh doanh tại TPHCM đã và đang tiếp tục lừa đảo khách hàng. Một người bạn của tôi, khi tìm mua laptop xách tay trên đường Lê Hồng Phong nối dài (quận 10, TPHCM) đã phải “ngậm trái đắng” vì sau đó máy liên tục bị hỏng và không có chế độ bảo hành. Mặc dù chủ cửa hàng khẳng định rằng đó là hàng xách tay từ Mỹ về. Theo một chủ cửa hàng chuyên doanh hàng xách tay tại TPHCM, không ít mặt hàng xách tay có xuất xứ từ Trung Quốc, người bán trà trộn vào cùng với hàng xách tay đạt chất lượng để thu lợi nhuận.

Bên cạnh tình trạng hàng lậu “núp bóng” hàng xách tay, hiện còn tình trạng nan giải nữa đó là hàng tên tuổi bị làm giả, tràn qua đường buôn lậu tại khu vực biên giới như Báo SGGP đã đưa tin. Đây cũng là điều đáng báo động bởi hiện nay có những sản phẩm nhập lậu đưa vào thị trường Việt Nam dán thêm tem chống giả, cùng nhiều loại tem khác. Điều này đồng nghĩa với việc hàng giả nhưng được dán tem… thật. Qua đó, hàng giả càng được dịp tung hoành, gây nhiễu loạn thị trường, làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp thay vì công bố thông tin cho người tiêu dùng biết sản phẩm của công ty, đơn vị sản xuất bị làm giả thì lại giấu nhẹm thông tin, khiến cho các mặt hàng thật - giả trên thị trường vốn đã rối lại càng rối hơn. Tốt nhất, các doanh nghiệp nên tìm cách bảo vệ sản phẩm của họ bằng những giải pháp chống giả. Chẳng hạn dùng tem chống giả thông qua công nghệ 3D, decal vỡ hoặc nhiệt… Khi các doanh nghiệp có ý thức trong việc bảo vệ thương hiệu của họ, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm hơn. Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên có biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những sản phẩm đang mập mờ lừa đảo khách hàng dưới danh nghĩa hàng xách tay. Xử lý triệt để những cửa hàng chuyên bán mặt hàng xách tay để góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu bát nháo trên thị trường hiện nay.

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục