Giao thông trên QL 21 gặp nhiều khó khăn.

Giao thông trên QL 21 gặp nhiều khó khăn.

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp QL 21 ( địa bàn huyện Lạc Thủy) triển khai vào khung thời gian khó khăn về nguồn vốn khi thực hiện Nghị quyết số 11//NQ-CP của Chính phủ. Thế nhưng do vướng mắc, ách tắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB), chưa có phương án GPMB, chưa tổ chức giải ngân hết 10,1 tỷ đồng được phân bổ cho công tác GPMB nên ngày 8/6/2011, Bộ GT-VT đã ban hành văn bản 3285/QGTVT-KHĐT về việc điều hòa, điều chỉnh nguồn vốn, cắt mất phần vốn bổ sung là 25 tỷ đồng để thực hiện công tác GPMB QL 21 năm 2011.

 

Dự án cải tạo, nâng cấp QL 21 (đoạn km 74 - km 95) được Bộ GT-VT phê duyệt tại Quyết định số 1821/QĐ-BGTVT ngày 24/6/2009. Tổng mức đầu tư dự án là 278 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong đó, phần xây lắp là 104 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 122 tỷ đồng, chi phí khác 52 tỷ đồng. Dự án này được khởi công cách đây gần 1 năm, đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2013.  Kế hoạch vốn được giao năm 2010 là 1 tỷ đồng, năm 2011 là 40 tỷ đồng.

Tổng chiều dài dự án là 19,86km, đi qua địa bàn 5 xã của huyện Lạc Thủy là Phú Lão, Phú Thành, Cố Nghĩa, Lạc Long, Đồng Tâm và thị trấn Chi Nê. Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng trên 1.300 hộ. Công tác GPMB gặp không ít khó khăn. Trong khi các thành viên trong Hội đồng GPMB chủ yếu là kiêm nhiệm. Có nơi xảy ra tình trạng người có tên trong tổ công tác của Hội đồng GPMB không đi làm mà cử cán bộ hợp đồng đi thay, ngoài ra một số thành viên trong Hội đồng không nhiệt tình và thiếu tinh thần phối hợp. Tình trạng quản lý đất đai trên địa bàn còn  bất cập, việc vi phạm hành lang giao thông phổ biến. Một số vấn đề về lịch sử đất đai chưa được giải quyết dẫn đến việc đo đạc lập bản đồ địa chính, quy chủ khó khăn, phải đo lại nhiều lần. Bên cạnh đó là tình trạng diện tích đất trong sổ sách sai với diện tích thực tế và mua bán đất nhưng không sang tên, đổi chủ theo quy định pháp luật. Đến nay đã hoàn thành đo đạc địa chính trên toàn tuyến, đang tiến thành thủ tục ra quyết định thu hồi đất cho các xã Phú Lão, Đồng Tâm. Đối với các xã Phú Thành, Cố Nghĩa, Lạc Long đã tổ chức niêm yết công khai lần thứ nhất. Tuy nhiên, nhiều hộ dân đã thắc mắc không ký vào sổ mục kê vì không đồng ý với cách đo và kết quả của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Mặt khác có nhiều hộ dân yêu cầu xác định phần đất được đền bù sát mép đường đang khai thác. Hiện, Hội đồng GPMB đang tiến hành xác minh và đo đạc, chỉnh lý diện tích đất đền bù tại các xã này. Hội đồng đền bù GPMB huyện đang thực hiện kiểm đếm tại thị trấn Chi Nê (được 5/6 khu dân cư). Đến nay, Hội đồng GPMB huyện mới bàn giao cho đơn vị thi công được 3/19,86 km.

 

Ngày 18/9/2010, chủ đầu tư đã bàn giao tim, mốc cao độ cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, năm 2010, các gói thầu chưa thể triển khai thi công vì vướng mắc GPMB. Chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu thi công một số đoạn, tuyến có mặt bằng. Nhưng do mặt bằng thi công hạn chế với nhiều đoạn cách xa nhau nên việc thi công của nhà thầu gặp nhiều khó khăn. Đến nay, khối lượng thi công mới chỉ đạt 6%, tương đương giá trị 6 tỷ đồng. Năm 2011, công trình được giao kế hoạch vốn 40 tỷ đồng, đã giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. Trong đó đã chuyển cho Hội đồng GPMB huyện 10,1 tỷ đồng, thanh toán khối lượng cho nhà thầu 28,9 tỷ đồng, đặt mục tiêu đến 31/7/2011 sẽ có tổng khối lượng hoàn thành tương ứng với phần vốn đã thanh toán và ứng cho nhà thầu.

 

Do không có mặt bằng, công tác thi công gặp nhiều khó khăn. Nhiều đoạn nhà thầu đã tập kết vật liệu, máy móc nhưng chưa thể thi công. Mặt khác, nhà thầu gặp khó khăn về tài chính, tổng số vốn được bố trí trong năm 2010 và 2011 chỉ đạt 14% dẫn đến việc ứng vốn theo hợp đồng bị hạn chế không đáp ứng yêu cầu thi công.

 

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Bộ GT-VT đã ban hành văn bản số 1946/BGTVT-KHĐT ngày 5/4/2011 để chỉ đạo việc thực hiện và giải ngân các dự án thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011. Trong đó yêu cầu: trả nợ hết khối lượng hoàn thành của tất cả các dự án đến 31/3/2011. Chỉ bố trí vốn tiếp tục thi công các dự án hoàn thành trong năm 2011, các dự án khắc phục lũ bão và các dự án cấp bách. Bố trí chi trả kinh phí GPMB cho các phương án đã được duyệt. Cũng tại văn bản trên, Bộ GT-VT  giao bổ sung vốn năm 2011 cho QL 21 là 25 tỷ đồng để thực hiện công tác GPMB. Tuy nhiên, đến  ngày 14/6/2011 vẫn chưa giải ngân được phần vốn bổ sung này do chưa phê duyệt được dự toán đền bù GPMB. Mặt khác, 40 tỷ đồng vốn kế hoạch giao từ đầu năm, chủ đầu tư đã chuyển 10,1 tỷ đồng cho Hội đồng GPMB huyện nhưng phần kinh phí này chưa giải ngân được. Ngày 8/6/2011, Bộ GT-VT đã ban hành văn bản 3285/QGTVT-KHĐT về việc điều hòa, điều chỉnh nguồn vốn, cắt mất phần vốn bổ sung là 25 tỷ đồng để thực hiện công tác GPMB.

 

                                                                                               Lê Chung

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục