Niềm vui của người dân Bòng Bong mùa thu hoạch na.

Niềm vui của người dân Bòng Bong mùa thu hoạch na.

(HBĐT) - Ở nơi chỉ có đá và… đá, chỉ có cây cỏ, bụi rậm mọc, thế nhưng nhờ bàn tay cần cù, chịu thương chịu khó, màu xanh đã hiện lên như để tri ân với những con người đã dày công khai phá nơi mảnh đất sỏi đá khô cằn này. Ở nơi đây, cây na đã mọc lên, đơm hoa kết quả. Na trở thành cây xoá đói- giảm nghèo của người dân xóm Bòng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ).

 

Ông Trần Văn Sơn, Bí thư chi bộ xóm Bòng Bong cho biết: Xóm ông xưa nghèo lắm. Khoảng 15 năm về trước, người dân chưa quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cuộc sống rất khó khăn. Nhiều người còn dựa vào rừng núi để kiếm ăn nhưng cây trụi, củi hết, người dân bắt đầu quan tâm đến phát triển kinh tế lâu dài và ổn định. Vườn tược được đầu tư trồng các loại cây như nhãn, vải, ngô, sắn, thế nhưng chỉ có cây ngô, sắn cho hiệu quả kinh tế ổn định. Khi mà đất trống đã không còn, nhiều người mới nghĩ đến việc khai phá các vùng đất ở chân núi, đỉnh đồi nhưng chỉ toàn những đá tai mèo, cây bụi mọc hoang. Cũng có người kiên trì trồng thêm các cây khác vì tiếc công sức bỏ ra khai phá và những cây na đầu tiên đã bắt đầu xanh tốt rồi ra hoa, kết quả. Anh Nguyễn Văn Tuấn, người dân sống trên đỉnh Bòng Bong kể: Đất Bòng Bong này xưa chỉ có đá, tôi cũng như người dân ở đây phải mất bao nhiêu công khai phá mới nên. Thú thực, ban đầu tôi cũng nản, thấy mọi người trồng na cũng trồng theo cho đỡ phí đất chứ cũng không hy vọng gì. Đã hơn chục năm gắn bó với cây na, anh Tuấn đã trả được nợ nần, thoát khỏi nghèo đói, xây dựng được ngôi nhà khang trang, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị phục vụ đời sống,

 

Ông Nguyễn Bá Dũng, trưởng xóm Bòng Bong cho biết: Cả xóm không có một vuông đất cấy lúa nào, hiện nay, xóm chỉ có 10 ha đất màu nhưng riêng cây na có tới 15 ha. Ông Dũng lý giải là do người dân thấy việc trồng na đem lại hiệu quả cao lại không vất vả, vì vậy, ngoài diện tích đất vốn có, nhiều người đã khai phá cả những triền núi, sườn đồi. Ông kể về gốc gác cây na: 15 năm trước, cây na đã được ông Đặng Văn Tý, một người dân của xóm mang từ tỉnh Hưng Yên về trồng. Người dân thấy trồng na tốt thì cũng trồng theo, ban đầu chỉ trồng na bở nhưng do thấy hiệu quả  kinh tế không cao, vì vậy,  đã chuyển sang trồng na dai. Cây na dai phát triển rất tốt, quả sai, trung bình mỗi một gốc cho khoảng 250 quả, ăn ngọt, dai và thơm, bán lại được giá. Hàng năm, xóm xuất ra thị trường cả chục tấn na. Cả xóm 117 hộ dân, hiện có hơn 50% số hộ trồng na, nhiều nhà trồng đến hơn 1 ha như một số gia đình: Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Tuấn Nghĩa…

 

Theo anh Nguyễn Văn Tuấn, so với các lại cây trồng khác, na đặc biệt thích hợp với địa hình và đất núi đá vôi. Cây na có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ 3 năm là cho thu hoạch. Với giá na đầu vụ hơn 20.000 đồng/kg, nếu chăm sóc tốt, một sào na sẽ cho thu hoạch từ 6- 8 triệu đồng. Nhờ na, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Trồng na không yêu cầu về kỹ thuật, dễ trồng, tuổi thọ lại cao. Anh Tuấn cho biết, vườn na anh trồng đã 14 năm nay nhưng vẫn chưa thấy cây có dấu hiệu cằn cỗi hay kém quả và chất lượng. Sau mỗi vụ thu hoạch chỉ cần xới đất lên, bón một lượng phân hữu cơ trộn với vôi bột, phơi đất một thời gian rồi vùi lại là xong chờ đến vụ sau thu hoạch. Anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, người có hơn 1,5 ha na hồ hởi khoe: Vụ na năm nay gia đình anh thu hoạch sớm hơn, vì vậy cũng được giá hơn, vụ này gia đình anh bỏ túi ngót nghét gần 100 triệu đồng. Nhờ cây na, đời sống của người dân Bòng Bong đã khác trước rất nhiều, thu nhập bình quân của xóm đạt 10,5 triệu đồng/người/năm. Cây na đã, đang đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân nơi đây.

 

 

 

                                                                Thanh Tuyền (T.T.V)

 

Các tin khác

CEO tại Việt Nam 1 năm “ẵm” lương ngót nghét 2 tỷ đồng. (ảnh minh họa).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
DAGN đầu tư 93 triệu đồng kiên cố hóa đường GTNT tại xóm Quyết Thắng, xã Bao La (Mai Châu).

Đà Bắc đưa công trình kênh mương Hày, Hạt vào sử dụng

(HBĐT) - Thực hiện chương trình Dự án Giảm nghèo giai đoạn II, vừa qua, huyện Đà Bắc đã nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình kênh mương thủy lợi xóm Hày, Hạt, xã Đồng Ruộng vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của bà con vùng ĐBKK.

Mức lương "không đủ sống" của EVN là cao hay thấp?

Con số 7,3 triệu đồng/tháng lương bình quân của cán bộ nhân viên EVN năm 2009, mức mà lãnh đạo tập đoàn lỗ triền miên này gọi là không đủ sống nếu ở Hà Nội, đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều tại Quốc hội.

Chạy thử thành công xưởng tạo hạt Đạm Cà Mau

Tổng Công ty Hóa chất và phân bón dầu khí (DPM) cho biết ngày 24/11, Nhà máy Đạm Cà Mau đã chạy thử thành công xưởng tạo hạt urê, một trong những công đoạn cuối cùng cho ra đời sản phẩm Đạm Cà Mau.

"Thuốc bổ" chết người đầy chợ quê

Uống thuốc Nam bán dạo bị tử vong vì ngộ độc hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là mẹt thuốc như vậy bày bán đầy ở các chợ quê.

Huyện Mai Châu chủ động sản xuất vụ chiêm - xuân

(HBĐT) - Theo kế hoạch vụ chiêm- xuân năm nay, huyện Mai Châu cấy 925 ha lúa, năng suất dự kiến 53 tạ/ha với sản lượng 4.903 tấn, ngô xuân- hè 3.400 ha năng suất dự kiến 34 tạ/ha, sắn 1.500 ha, 550 ha dong riềng, 60 ha khoai sọ, rau các loại 300 ha.

Thêm nhiều nơi sản xuất nông nghiệp hiệu quả

(HBĐT) - Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KHKT mới đã nâng cao hiệu quả sản xuất nông- lâm nghiệp của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục