Chị Đinh Thị Thu, xóm  Nà Chiếu vui mừng trước kết quả sau hơn  3 tháng tham gia tiểu dự án chăn nuôi.

Chị Đinh Thị Thu, xóm Nà Chiếu vui mừng trước kết quả sau hơn 3 tháng tham gia tiểu dự án chăn nuôi.

(HBĐT) - Đến nay, sau hơn 3 tháng triển khai hoạt động hỗ trợ sinh kế thuộc hợp phần ngân sách phát triển xã (DAGN giai đoạn II), đối tượng hộ nghèo, cận nghèo trong diện thụ hưởng ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã nắm bắt cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.

 

Với tổng số gần 270 hộ, chia làm 18 nhóm hộ nghèo vùng dự án, xã Cao Sơn đã lựa chọn thực hiện tiểu dự án (TDA) chăn nuôi lợn ở các xóm Sưng, Bai, Sơn Lộc, Nà Chiếu, Giằng, Lanh. Trong khuôn khổ dự án thống nhất không lấy giống từ ngoài mà chọn hình thức chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa. Tháng 8, tháng 9 là thời điểm các nhóm hộ tổ chức mua gom, tuyển chọn con giống. Phương thức hỗ trợ từ dự án bằng tiền vốn, các hộ tự chọn con giống, sau đó, dự án tổ chức nghiệm thu, chi hỗ trợ. Theo thống kê thực tế, số lợn hiện có từ nguồn đầu tư hỗ trợ của dự án là 90 con bao gồm 52 con của hoạt động sinh kế cho hộ nghèo của xã, 38 con của hoạt động sinh kế phụ nữ.

 

Chị Đinh Thị Thu ở xóm Nà Chiếu là một trong số hộ nghèo được quan tâm hỗ trợ từ DAGN năm 2012. Gặp chúng tôi, chị phấn khởi khoe: Lợn mẹ vừa đẻ được 10 ngày nay, tất cả có 6 con, con nào, con ấy đen nhánh, mũm mĩm, khỏe mạnh. Cách đây hơn 3 tháng, chị chọn được con nái mẹ giống địa phương, lông đen tuyền, mắn đẻ. Đã thống nhất với các hộ nghèo và cận nghèo trong nhóm, chị nuôi, chăm sóc đàn lợn con cho được 2 tháng sẽ tiến hành chia đều lợn cho các hộ khác cùng nuôi. Như vậy, lợi ích kinh tế của các thành viên trong nhóm được đảm bảo.

 

Cũng sau hơn 3 tháng triển khai, ngoài chị Đinh Thị Thu còn có một số hộ khác như chị Bùi Thị Phương ở xóm Lanh đã bước đầu chăn nuôi hiệu quả. Lợn nái được chị Phương chọn mua cũng là lợn bản địa, giống thuần nên khả năng kháng bệnh cao, mắn đẻ. Mới đây, lợn mẹ đã đẻ lứa đầu   với tổng số 9 con. Với 9 lợn con này, chị Phương cũng tiếp tục chăm sóc cho đến khi đủ điều kiện xuất giống đem chia cho các hộ cùng nhóm.

 

Bên cạnh chính sách hỗ trợ con giống, dự án còn hỗ trợ tiêm phòng bệnh cho đàn lợn trong năm đầu. Nhờ được tiêm vắcxin phòng bệnh, đàn lợn sinh sản do dự án hỗ trợ phát triển khỏe mạnh, số lượng con ổn định, không có thông tin phản hồi phía hộ tham gia về bệnh tật, rủi ro. Dự kiến đến hết năm 2012 sẽ có hơn 50% tổng số nái cho đẻ lứa đầu. Bà Hà Thị Diện, Chủ tịch HPN xã cho biết: Thực hiện TDA chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa, xã được đầu tư trên 300 triệu đồng. Với hộ trực tiếp chăn nuôi, mức hỗ trợ ban đầu để mua nái mẹ 3 triệu đồng/con. Bà Diện cũng cho rằng, hoạt động hỗ trợ sinh kế với phương cách giảm nghèo bền vững đã cải thiện đời sống, động viên hộ thụ hưởng vươn lên mà còn tác động vào nếp nghĩ, cách làm kinh tế và ý thức của họ. Cấp ủy, chính quyền sau tổ chức, thực hiện dự án cũng có thêm kinh nghiệm trong lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế.

 

 

                                                                                          Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục