Shop túi vỉa hè (trên đường Cù Chính Lan, TP Hoà Bình).

Shop túi vỉa hè (trên đường Cù Chính Lan, TP Hoà Bình).

(HBĐT) - Khi không ít doanh nghiệp phá sản, nhiều công ty hoạt động cầm chừng thì “kinh tế vỉa hè” lại trên đà phát triển. Chỉ cần một góc thông thoáng, đông người qua lại, tiện dừng chân là đã có thể mở "Vỉa hè shop". Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các "cửa hàng hè phố" mọc lên ngày càng nhiều với đa dạng chủng loại hàng hoá. Từ quần áo người lớn, trẻ em đến giày dép, túi xách các loại. Hỏi chuyện chị M. chuyên bán túi xách trên đường Cù Chính Lan (TP Hoà Bình), được biết, trước đây, chị làm nghề buôn hoa quả. Khi đã có chút vốn, chị liền đầu tư mua một chiếc xe tải nhỏ.

 

Nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu về túi xách của “dân văn phòng” trên địa bàn ngày càng tăng trong khi hầu như chưa có cửa hàng chuyên về mặt hàng này, chị quyết định chuyển sang buôn túi, mặt hàng mà theo chị là "giá vô cùng, vốn mỏng và dễ bán". Những ngày đầu, việc buôn bán cũng không đơn giản như chị nghĩ. Chưa có đầu mối cung cấp, mỗi lần vãn hàng, chị phải đi Hà Nội, Lạng Sơn, Móng Cái... chọn hàng. "Tuy nhiên đến nay, chỉ sau 1 năm, mọi việc dường như đã vào guồng. Chị đã tìm được mối hàng có chất lượng mà giá cũng rất "mềm". Khách đã quen nên bây giờ chỉ khoảng 1 tuần chị lại phải gọi "đánh hàng mới về", chị M. cho biết. Chỉ bằng một chiếc xe đạp đã hoen rỉ, bà Tam vẫn ngày ngày đạp xe trên những ngõ phố cung cấp rau cho nhiều gia đình ở phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình). Không có điều kiện vào chợ kinh doanh, nắm bắt được tâm lý tiết kiệm thời gian của người nội trợ, bà Tam đã bám trụ với nghề bán rau vỉa hè được năm năm có lẻ. Kinh tế chịu ảnh hưởng của sự suy thoái, nhiều người tiêu dùng chọn cách "thất lưng buộc bụng", cắt giảm tối đa chi tiêu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hàng hoá vỉa hè "lên ngôi". Không mất tiền thuê mặt bằng, thuế môn bài và nhiều loại thuế khác, giá thành của một mặt hàng bán tại vỉa hè có thể giảm 3- 10%, thậm chí 20% tuỳ loại so với hàng hoá bán tại các cửa hàng lớn. Là nhân viên văn phòng với thu nhập hàng tháng không quá 4 triệu đồng, chị Nguyễn Oanh (Tân Thịnh, TP Hoà Bình) chia sẻ: "Ở thời điểm này, xa lánh những món đồ đắt đỏ tại các cửa hàng sang trọng, tiêu tiền tại vỉa hè theo tôi là lựa chọn phù hợp". Chị Phạm Thuỷ, nhân viên ngân hàng lại cho hay: Công việc không có nhiều thời gian rảnh rỗi vì vậy việc đi chợ hàng ngày của chị cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó lại có nhiều người bán rau, thực phẩm qua lại trụ sở vì vậy chị đã lựa chọn đi chợ tại cổng nhiệm sở. “Kinh tế vỉa hè” không được khuyến khích, thậm chí bị coi là gây mất trật tự, mất mỹ quan đô thị nhưng không thể phủ nhận, hiện nay loại hình kinh doanh này đang góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Chị M. chân thành chia sẻ: Dù đồng vốn bỏ ra không nhiều nhưng người kinh doanh luôn canh cánh nỗi lo “bị thu hồi” bất cứ lúc nào. Buôn bán ở vỉa hè chỉ thuận lợi khi thời tiết ủng hộ, nếu mưa bão coi như hôm đó thất thu. Về lâu dài chắc vẫn cần một cửa hàng nhưng trước mắt đây là giải pháp để những người dân như chị ổn định cuộc sống".

                                                                             Hải Yến

 

 

Các tin khác


Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối vụ mùa

(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở các tỉnh phía Bắc từ nay đến cuối vụ mùa thời tiết còn diễn biến phức tạp, có thể xảy ra những đợt mưa kéo dài kèm dông, lốc, gió mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để bảo vệ sản lượng, năng suất lúa vụ mùa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến của đối tượng rầy nâu (tập đoàn rầy) hại lúa, chủ động xử lý kịp thời các ổ dịch dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ chuyên môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục