Cây khoai lang với diện tích trên 60 ha góp phần làm phong phú cho cơ cấu cây trồng vụ đông năm nay của huyện Tân Lạc.

Cây khoai lang với diện tích trên 60 ha góp phần làm phong phú cho cơ cấu cây trồng vụ đông năm nay của huyện Tân Lạc.

(HBĐT) - Sản xuất vụ đông vốn có thời vụ nghiêm ngặt lại chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố khách quan như mưa, bão, rét, hạn hán cuối vụ... Xác định rõ điều đó, huyện Tân Lạc đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, tích cực đôn đốc nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng, đảm bảo điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Do thời vụ ngắn nên ngay từ khi xây dựng kế hoạch sản xuất vụ mùa 2014, các địa bàn có chủ trương sản xuất vụ đông đã chủ động lựa chọn cơ cấu gieo trồng vụ mùa phù hợp để chủ động được diện tích. Theo đó, UBND các xã, thị trấn trong huyện đã tập trung rà soát và xác định rõ phần diện tích bố trí sản xuất vụ đông. Đặc biệt, với chân ruộng 2 vụ lúa đã có kế hoạch đến từng vùng, từng thửa của mỗi hộ, chỉ đạo cấy xong trà lúa sớm trong tháng 6, thu hoạch và giải phóng đất trong tháng 10.

 

Thực tế sản xuất trên địa bàn huyện Tân Lạc cho thấy: Vụ đông thường chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố thời tiết bất thuận như mưa, lũ, bão, hạn cuối vụ... Do đó, huyện đã chủ động triển khai kế hoạch, đôn đốc nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng. Đến thời điểm này, toàn huyện đã cơ bản hoàn tất kế hoạch gieo trồng cây vụ đông đảm bảo đúng tiến độ và khung thời vụ. Hiện, ngô đông trà sớm đang ra 7-9 lá, đại trà 2-4 lá, rau đậu phát triển thân lá - thu hoạch, nhiều nơi tiếp tục gieo hạt, ra ngôi. Diễn biến sâu bệnh hại trên cây trồng vụ đông có một số đối tượng đáng lưu ý: trên cây ngô xuất hiện sâu cắn lá nõn mật độ phổ biến 1-3 con/m2, sâu tuổi 3-4; sâu xám tỷ lệ hại phổ biến 0,1-0,5% số cây, cao 1-3% số cây, sâu tuổi 2-4; bệnh huyết dụ tỷ lệ hại phổ biến 0,5-1% số cây, cao 3-5% số cây; các đối tượng khác gây hại rải rác. Trên cây rau họ bầu, bí, bệnh sương mai tỷ lệ hại phổ biến 1-3% số cây, cao 5-10% số cây, bệnh cấp 1-3; bệnh lở cổ rễ tỷ lệ hại phổ biến 1-2% số cây, cao 3-5% số cây, bệnh cấp 1-3; bọ dưa gây hại mật độ phổ biến 0,1-0,5 con/dây, cục bộ 3-4 con/dây; các đối tượng khác gây hại nhẹ. Trước diễn biến trên, các lực lượng chuyên ngành như Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông, Phòng NN& PTNT huyện Tân Lạc đã kịp thời vào cuộc, hướng dẫn, đôn đốc nông dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ. Bên cạnh đó, với những diện tích đã gặt nhưng không làm cây vụ đông, lực lượng chuyên ngành đã  hướng dẫn nông dân biện pháp vệ sinh đồng ruộng, cày lật gốc rạ để hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển vụ, sẵn sàng cho sản xuất vụ chiêm - xuân tới.

 

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Phó phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc nhấn mạnh: Trong cơ cấu cây vụ đông năm nay, các loại rau đậu thực phẩm giữ vai trò chủ lực với tổng diện tích khoảng 250 ha, ngoài ra còn có khoảng 100 ha ngô,  khoảng 65 ha khoai lang, tổng diện tích cây trồng vụ đông khoảng 430 ha. Tuy còn hạn chế về diện tích nhưng kết quả sản xuất vụ đông sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của năm 2014. Song song với khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất vụ đông, huyện Tân Lạc cũng lên kế hoạch tích nước trong hệ thống hồ chứa ngay khi mùa mưa kết thúc, phát động thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi nội đồng đợt II/2014 vào tháng 11, chuẩn bị điều kiện thiết yếu để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân.

 

 

                                                   

                                                                             Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục