Quốc lộ 6 - đoạn qua thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được trang hoàng chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

Quốc lộ 6 - đoạn qua thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được trang hoàng chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

(HBĐT) - Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện Cao Phong tăng cường cơ sở vật chất thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, điện, trạm y tế, trụ sở, trường học, tạo nền tảng cho phát triển KT -XH, đảm bảo AN -QP trong những năm qua và các năm tiếp theo.

 

Theo đồng chí Võ Ngọc Kiên, Bí thư Huyện uỷ, giai đoạn 2010 - 2015, bình quân mỗi năm huyện huy động đầu tư 80 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản ở các lĩnh vực. Cụ thể về giao thông đã đầu tư, xây dựng đường giao thông nông thôn các loại với tổng chiều dài 89,2 km, trong đó, đường huyện 16 km, đường xã 25,55 km, đường thôn, xóm 38,36 km, đường trục nội đồng 9, 29 km. Một số dự án lớn đã triển khai thi công và bàn giao sử dụng như đường Tây Phong - Yên Thượng, đường Nam Phong - Dũng Phong, đường lên xóm Mừng, xã Xuân Phong. Hệ thống cầu, cống được duy tu, bảo dưỡng và xây mới, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn. Cùng thời gian này, dự án năng lượng điện nông thôn và các dự án điện khác đã tiến hành đầu tư, đảm bảo 99,5% tổng số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. 100% xã trong huyện đã đạt tiêu chí điện NTM. 87% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh. Về thuỷ lợi, 10 hồ đập, 30 km kênh mương đã được nâng cấp, sửa chữa góp phần cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.

 

Bên cạnh đó, huyện nỗ lực thu hút đầu tư hạ tầng nhằm tạo khởi sắc về CN - TTCN với các ngành nghề có thế mạnh  là khai thác khoáng sản, gia công đồ dân dụng, sản xuất đồ mộc. Giá trị sản xuất CN - TTCN tăng bình quân 17%/ năm đã góp phần tăng trưởng kinh tế. Trên địa bàn hiện quy hoạch 2 cụm công nghiệp là cụm công nghiệp Tây Phong và cụm công nghiệp Thung Nai với diện tích 17, 3 ha. Thương mại, dịch vụ không ngừng mở rộng, cung ứng kịp thời, đầy đủ các loại hàng hoá tiêu dùng của nhân dân. Hàng năm, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 25%, có 3 chợ đạt chuẩn NTM, nhiều ngành nghề dịch vụ hiệu quả đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân như cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, thuốc BVTV...  Hoạt động du lịch cũng được quan tâm đầu tư, tập trung thu hút như xây dựng chùa Quoèn Ang, đền Thượng Bồng Lai, chùa Khánh, quần thể hang động núi Đầu Rồng... Nhờ đó đã tạo điều kiện tốt nhất để khai thác các điểm du lịch, trong đó có thể nhắc đến bản Mường Giang Mỗ, đền Thác Bờ... Doanh thu từ du lịch của huyện nhờ sự đầu tư hạ tầng thoả đáng đã không ngừng tăng lên. Mỗi năm, huyện đón khoảng trên 13 vạn lượt khách đến thăm quan, du lịch.

 

Để đưa Cao Phong từ nay đến năm 2020 trở thành huyện phát triển khá của tỉnh, Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh: Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN - TTCN, ưu tiên các lĩnh vực khai thác, chế biến nguyên liệu tại chỗ, chế biến nông, lâm sản, phát triển các nghề TTCN, đồ mộc, nghề thêu ren nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu ngân sách. Đồng thời, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư, khai thác tiềm năng của huyện về du lịch, xây dựng chợ đầu mối để quản lý và tiêu thụ tốt sản phẩm nông nghiệp. Huy động tối đa các nguồn vốn, mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, phát huy cao nhất vai trò của các thành phần kinh tế. Việc huy động nguồn lực cho kết cấu hạ tầng gắn với phát huy hiệu quả các công trình, sử dụng đất đai đúng quy định, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng môi trường văn hoá, nếp sống văn minh trong nhân dân, phát triển hài hoà văn hoá, lễ hội, du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

 

 

                                                                         Bùi Minh

 

Các tin khác


Tập huấn “Nâng cao chất lượng hoạt động vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội”

(HBĐT) - Ngày 19/9, tại huyện Mai Châu, Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam phối hợp cùng Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Huyện Đoàn Mai Châu tổ chức hội nghị tập huấn "Nâng cao chất lượng hoạt động vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội” năm 2023.

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.

Ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình 

(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.

32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.

Măng nứa tươi - món ngon truyền thống

(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.

Huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục