Thực hiện chiến dịch thủy lợi đợt 2/2015, huyện Kim Bôi đã huy động trên 28.550 ngày công, hoàn thành vượt kế hoạch. (Ảnh: Huy động người dân kè đá, nâng cấp kênh mương nội đồng trên địa bàn xã Sơn Thủy.)

Thực hiện chiến dịch thủy lợi đợt 2/2015, huyện Kim Bôi đã huy động trên 28.550 ngày công, hoàn thành vượt kế hoạch. (Ảnh: Huy động người dân kè đá, nâng cấp kênh mương nội đồng trên địa bàn xã Sơn Thủy.)

(HBĐT) - Đến thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 2 năm 2015 đảm bảo tiến độ và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, để chủ động khắc phục khó khăn về nước tưới trong sản xuất vụ đông - xuân 2015 - 2016, các địa phương đang tiếp tục tăng cường công tác thủy lợi, chú trọng tích trữ và điều tiết sử dụng nguồn nước hợp lý.

 

Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 514 hồ chứa nước với dung tích chứa khoảng 130 triệu m3 và trên 3.000 km kênh mương các loại. Hệ thống này có khả năng cấp nước tưới chủ động cho khoảng 38.000 ha lúa (đáp ứng gần 90% yêu cầu về nước cho diện tích gieo cấy lúa) và khoảng 8.000 ha cây hoa màu, hiệu suất tưới đạt 78% so với năng lực thiết kế, hiệu suất tiêu đạt 63%.  Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới đạt 40%, được tiêu đạt 83%. Trong 5 năm gần đây (2011 - 2015), bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp hệ thống các hồ chứa. Đã có gần 40 dự án với hơn 60 công trình hồ chứa được nâng cấp, sửa chữa, xây mới từ đầu mối đến kênh mương với tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng góp phần đảm bảo an toàn công trình, nâng cao năng lực tưới tiêu phục vụ sản xuất. Cùng với đó, công tác quản lý các hồ chứa nói riêng và quản lý,  vận hành hệ thống công trình thủy lợi nói chung luôn được các địa phương chú trọng triển khai. Trong đó, thực hiện hiệu quả chiến dịch toàn dân làm thủy lợi (mỗi năm 2 đợt) là giải pháp quan trọng mang lại những hiệu quả thiết thực.

 

Năm nay, chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đồng thời đảm bảo tốt tiến độ. Kết quả, toàn tỉnh đã huy động 639.540 ngày công, đào đắp 589.293 m3 đất, xây kè 10.500 m3 đá, phát dọn 2.720.436 m2 mái bờ kênh mương và đập, tổng giá trị kinh phí thực hiện khoảng 41,67 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch. Riêng đợt 2, đến đầu tháng 12, các địa phương đã cơ bản hoàn thành kế hoạch với tổng khối lượng công việc: đào đắp 396.532 m3 đất; phát dọn 976.087 m2 kênh mương, mái đập; huy động trên 243.460 ngày công. Các huyện có khối lượng công việc thực hiện được nhiều nhất là Lương Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi...

 

Cùng với hoàn thành tốt 2 đợt chiến dịch, các địa phương đã chú trọng công tác thủy lợi, thiết thực ứng phó với diễn biến căng thẳng của hạn hán bằng các biện pháp tích cực trong quản lý khai thác công trình, sử dụng nước tưới phù hợp với tiến độ sản xuất, chủ động tiết kiệm nước... Đặc biệt, đối mặt với tình hình hạn hán trên diện rộng, các địa phương đã tăng cường thực hiện các biện pháp chống hạn để giảm thiệt hại đối với sản xuất. Các biện pháp này đang tiếp tục được áp dụng trong sản xuất vụ đông - xuân tới, được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn do tình hình hạn hán diễn biến căng thẳng.

 

Nhấn mạnh một số nội dung quan trọng trong triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2016, đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Khả năng đáp ứng nguồn nước để phục vụ sản xuất sẽ khó khăn, nguy cơ hạn hán tăng cao do ảnh hưởng mạnh từ hiện tượng El Nino. Dự kiến toàn tỉnh có khoảng 4.800 ha lúa và hơn 5.000 ha màu sẽ bị hạn sau khi cấy và gieo trồng. Chính vì vậy, ngay sau khi hoàn thành chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 2/2015, các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác thủy lợi, quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, đồng thời chú trọng tích nước tại hệ thống hồ chứa, thường xuyên kiểm tra sự vận hành của hệ thống công trình thủy lợi nhằm đảm bảo giữ nước phục vụ sản xuất vụ đông - xuân 2015 - 2016.

 

 

 

                                                                               Thu trang

 

 

 

Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục