Hướng ứng phong  trào thi đua lao động sản xuất, hội viên phụ nữ  phường Chăm Mát (TP Hòa Bình)  phát triển mô hình trồng rau sạch cung cấp cho thị trường.

Hướng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất, hội viên phụ nữ phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) phát triển mô hình trồng rau sạch cung cấp cho thị trường.

(HBĐT) - Để xứng đáng với vai trò là người đồng hành, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của phụ nữ, những năm qua, Hội LHPN phường Chăm Mát luôn bám sát Nghị quyết Đại hội Hội LHPN TP Hòa Bình và phường, cụ thể hóa thành chương trình công tác hàng tháng, quý, năm phù hợp với thực tế. Hội coi trọng xây dựng và phát động cán bộ, hội viên thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ và giáo dục phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

 

Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững được Hội xác định là nhiệm vụ trọng tâm, mũi nhọn. Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Hội LHPN phường Chăm Mát thường xuyên tuyên truyền, vận động gia đình cán bộ, hội viên duy trì và phát triển các ngành nghề sẵn có theo định hướng của Đảng bộ phường, đồng thời đa dạng ngành nghề kinh doanh, thương mại, TTCN. Theo đó, mỗi chi hội đã hình thành những ngành nghề đặc trưng như: sản xuất chổi chít ở chi hội 6, 21; nuôi ong, nuôi lợn quy mô lớn ở chi hội 9, 10; làm trang trại ở chi hội 7, 17, 18; làm chậu cảnh, trồng rau sạch ở chi hội 6, 21, 19; dịch vụ nhà nghỉ, nhà trọ, hàng ăn, kinh doanh phát triển mạnh ở các chi hội 1, 2, 4, 5, 13, 24, 24, 25...

 

Bên cạnh đó, hàng năm có 80% lao động nữ trên địa bàn được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề và giới thiệu việc làm. 5 năm qua, Hội đã phối hợp với Hội Nông dân, Trung tâm KH-KT mở 9 lớp chuyển giao kỹ thuật, nuôi bò sinh sản, nuôi ong lấy mật, nuôi gia súc, gia cầm... cho trên 500 lượt hội viên. Đồng thời, phối hợp với ngành LĐ-TB&XH tham gia 8 hội thảo tư vấn xuất khẩu lao động cho 456 lao động trên địa bàn.

 

Theo đánh giá của chị Phan Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Hội LHPN phường nhằm góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, nhất là giúp hội viên nghèo giảm nghèo bền vững, hàng năm, BCH Hội có kế hoạch đăng ký, giúp đỡ hộ nghèo có địa chỉ. Nhờ đó đã có 20/20 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ thông qua hoạt động vay vốn tiết kiệm, ngày công lao động. Ngoài ra, Hội tích cực phối hợp với ngân hàng CSXH, Ban    XĐ-GN phường rà soát hộ vay từ các nguồn đảm bảo đúng đối tượng, duy trì hiệu quả nguồn vốn vay. Hiện, Hội LHPN phường quản lý 3 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ hơn 1,4 tỷ đồng trên 3 kênh là hộ nghèo, HS-SV và vốn 120 giải quyết việc làm đã giúp 729 lượt gia đình phụ nữ có vốn để SX-KD và cho con đi học.

 

Cùng với nhận ủy thác cho vay từ ngân hàng CSXH, 29 chi hội phụ nữ trên địa bàn đã triển khai vận động tiết kiệm với 90% cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện. Nguồn vận động tiết kiệm đang có đạt 370 triệu đồng, đã giải quyết cho 210 lượt hội viên vay để làm kinh tế.

 

Hưởng ứng CVĐ xây nhà mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, Hội đã vận động hỗ trợ xây mới 6 nhà và sửa chữa 4 nhà cho hội viên có hoàn cảnh đặc biệt.

 

Từ những hoạt động chung tay, góp sức giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, 5 năm qua, Hội LHPN phường Chăm Mát đã góp phần cùng toàn phường giúp được 26 hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,6%, thu nhập bình quân đạt 38 triệu đồng/ người/năm.

 

 

                                                                       Thu Hiền

 

 

 

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục