(HBĐT) - Những năm qua, trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến khó lường. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới nhiệm vụ phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, có 18/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, tạo nền tảng để tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh, bền vững trong những năm tiếp theo.

Thăm những khu dân cư, xóm NTM kiểu mẫu

(HBĐT) - Với mục tiêu đưa mỗi làng quê nông thôn mới (NTM) trở thành miền quê đáng sống, từ năm 2018 đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh sau khi về đích NTM đã tập trung các nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí, đồng thời đẩy mạnh xây dựng các khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu (KM) để tiến tới xây dựng thành công xã NTMKM, huyện NTMKM.

Vượt mức chỉ tiêu phát triển đô thị

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tỷ lệ phát triển đô thị - một trong những chỉ tiêu khó đạt của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các nhóm giải pháp cụ thể, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu này ở mức cao hơn, phát triển đô thị xanh, đô thị bền vững, gắn với quy hoạch vùng Thủ đô trong những năm tới.

Cao Phong - vùng đất Mường Thàng trù phú

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất Mường Thàng nổi tiếng là miền quê trù phú. Đi lên từ nông nghiệp nhưng với tư duy đổi mới, sự tích cực ứng dụng tiến bộ KHCN, huyện đã xây dựng thành công vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng thời, nông nghiệp khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Cao Phong trở thành một trong những địa phương "huyện mạnh, dân giàu" của tỉnh với bình quân thu nhập ước đạt 52 triệu đồng/người/năm 2020.

Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp với tư duy "con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sản phẩm là lúa, ngô, khoai, sắn. Suy nghĩ đó giờ đã quá lạc hậu, bởi nông nghiệp của tỉnh hiện nay là ngành sản xuất hàng hóa, hướng tới thị trường bằng sản phẩm lợi thế. Và mục tiêu cách mạng là xây dựng nền nông nghiệp xanh, thông minh, liên kết theo chuỗi, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) văn minh.

Sức sống mới trên quê hương Mường Động

(HBĐT) - Khép lại nhiệm kỳ 2015 - 2020 với nhiều khó khăn, thách thức bằng những kết quả, thắng lợi đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực đã mang lại niềm tin, sự phấn khởi, tin tưởng, lan tỏa trong các tầng lớp cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Kim Bôi.

Huyện vùng cao Đà Bắc nỗ lực vượt khó

(HBĐT) - Xóa tình trạng "huyện trắng” về xây dựng NTM, bài toán thoát nghèo đã từng bước tìm được lời giải khi nhiều hướng phát triển kinh tế đang khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Những sự chuyển biến tích cực đó là nhờ nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc trong hành trình vượt khó.

Huyện Lương Sơn hướng tới vùng kinh tế năng động

(HBĐT) - "Nhiệm kỳ 2015-2020 là một nhiệm kỳ thành công của Đảng bộ và Nhân dân huyện Lương Sơn, thực hiện được 2 nhiệm vụ lớn, quan trọng là xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, về sớm hơn 1 năm so với nghị quyết của Tỉnh ủy. Với quyết tâm chính trị cao, huyện đang hành động để hướng tới mục tiêu xây dựng huyện trở thành vùng kinh tế năng động, cơ bản đạt tiêu chí thị xã vào năm 2025" - đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định.

Huyện Lạc Thủy: Hành trình mới ở vùng kinh tế động lực

(HBĐT) - "Với quyết tâm chính trị được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động mang tính chất đột phá, Đảng bộ huyện Lạc Thủy đặt nhiều kỳ vọng vào nhiệm kỳ 2020 - 2025. Mục tiêu phấn đấu là đưa huyện vươn lên vị trí tốp đầu phát triển, tiếp tục xứng đáng nằm trong vùng động lực kinh tế tỉnh Hòa Bình” - đồng chí Bùi Văn Trường, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy nhấn mạnh.

Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại

(HBĐT) - "Lên Hòa Bình bây giờ nhanh thật đấy. Chưa kịp chợp mắt đã đến nơi”. Nghe lời chào dí dỏm của nhóm bạn thời đại học sau nhiều năm hội ngộ mà thấy lòng vui vui. Cũng phải thôi, cái thời sinh viên mời bạn bè về quê chơi, đi chưa đến 70 cây số mà mất tới 2 tiếng rưỡi đồng hồ, bởi đường sá đông đúc, chật hẹp, thỉnh thoảng người lại giật nảy bởi những ổ gà trên mặt đường. Chả thế mà cô bạn người Hà Nội say xe lả lướt đã nói dỗi "lần sau không đi Hòa Bình nữa đâu”.

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015-2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các bộ, ngành T.Ư; sự phối hợp của các sở, ban, ngành và các địa phương, lĩnh vực công nghiệp (CN) tỉnh ta từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển đúng định hướng, đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Dòng điện quốc gia cùng người dân vượt lên đói, nghèo

(HBĐT) - Đến nay, Nhân dân ở khắp các các vùng quê trong tỉnh đều đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Có điện soi sáng đã tiếp sức cho bà con trong hành trình vượt lên đói nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Khai trương Cửa hàng Nông sản an toàn Sông Đà

(HBĐT) - Sáng 25/9, Hội Nông dân 2 tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và HTX Nông sản xanh tổ chức khai trương cửa hàng nông sản an toàn Sông Đà tại xã Sủ ngòi (TP Hòa Bình). Dự hội nghị có các đồng chí: Thào Xuân Sùng, UVBCH T.Ư Đảng, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản - tạo sinh kế cho người dân

(HBĐT) - Tỉnh ta có trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thủy lợi, thủy điện; trong đó, lớn nhất là hồ Hòa Bình có chiều dài trên 80 km, diện tích mặt nước gần 8.900 ha, trải rộng trên địa bàn TP Hòa Bình và các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu. Trong tỉnh cũng có những sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng bè, hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo, phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên.

Xã Mường Chiềng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Tính đến hết năm 2019, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã hoàn thành 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xã Mường Tuổng được nhập vào xã Mường Chiềng. Theo rà soát sau khi hợp nhất, xã Mường Chiềng chỉ đạt 15/19 tiêu chí NTM. Do đó, cấp ủy, chính quyền xã quyết liệt triển khai các giải pháp, huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án lồng ghép để hoàn thành các tiêu chí còn lại.

Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình

(HBĐT) - Chiều 24/9, Hội Nông dân 2 tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp, nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong tình hình mới, hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh... Các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình; Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình chủ trì hội nghị.

Xã Lâm Sơn: Tập trung nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Năm 2017, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2019 đạt chuẩn NTM nâng cao. Xác định đây là hành trình không có điểm kết thúc, từ khi đạt chuẩn NTM, xã tiếp tục duy trì các tiêu chí, phong trào thi đua để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt xã NTM kiểu mẫu.

Huyện Lạc Thủy: Phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy xác định chăn nuôi giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của địa phương. Vì vậy, thời gian qua, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp để chăn nuôi an toàn, bền vững nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi có ý thức phòng, chống dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước tăng 10,2%

(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, trong 9 tháng năm nay, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh ta ước tăng 10,2% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 31.700 tỷ đồng, tăng 7,64% so với cùng kỳ, thực hiện 73,71% kế hoạch năm.

Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối

(HBĐT) - Giao thông đi trước mở đường để thúc đẩy phát triển KT - XH, với ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để huy động và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển giao thông theo hướng đồng bộ, kết nối. Các tuyến đường mới mở đã tạo ra sự bứt phá, là động lực phát triển kinh tế, đẩy mạnh giao thương trong và ngoài tỉnh.

Huyện Lạc Sơn: Thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy, nâng cao vị thế của phụ nữ

(HBĐT) - Cùng với các giải pháp về phát triển KT-XH của địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Sơn đã triển khai nhiều chính sách đối với phụ nữ về lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - thể thao, gia đình, sự tham gia vào bộ máy lãnh đạo... Từ đó, tăng cường bình đẳng giới (BĐG) và có được kết quả nổi bật trong thực hiện các mục tiêu về quyền bình đẳng của phụ nữ.

Toàn tỉnh có 287 HTX nông nghiệp

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh có 287 HTX nông nghiệp, trong đó có 19 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Số HTX đủ tiêu chuẩn xếp loại là 206 HTX, gồm: 33 HTX xếp loại tốt, chiếm 16%; 68 HTX xếp loại khá, chiếm 33%; 91 HTX xếp loại trung bình, chiếm 44%; 14 HTX yếu, chiếm 7%. 81 HTX còn lại là các HTX ngừng hoạt động, mới thành lập chưa tiến hành xếp loại.

Tổng dư nợ các tổ chức tín dụng đạt 23.158 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng dư nợ toàn địa bàn của các tổ chức tín dụng đến hết tháng 8/2020 đạt 23.158 tỷ đồng, tăng 190 tỷ đồng, tương đương 0,8% so với thời điểm 31/12/2019.

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(HBĐT) - "Hòa Bình đặc biệt chú trọng việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vì thế, những năm qua, tỉnh tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư FDI, trong đó có nhà đầu tư Hàn Quốc” - Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi tọa đàm gần đây với đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.

Huyện Kim Bôi: Tập trung nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 16 xã, 1 thị trấn, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, sông, suối, do đó, việc nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã huy động sức mạnh toàn dân, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM, 135, ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn vốn lồng ghép khác để làm đường GTNT phục vụ dân sinh.