Một khảo sát nhanh do Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện mới đây cho thấy, 88-93% số người được hỏi chưa từng biết đến hoặc chỉ nghe nói sơ qua tới Thỏa thuận Xanh (EGD) của Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ các doanh nhân, cán bộ nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp biết rõ về Thỏa thuận Xanh EU chỉ ở mức 4%.

Tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Đà Bắc

Ngày 16/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đôn đốc triển khai các CTMTQG tại huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có lãnh đạo Ban Dân tộc, Sở LĐ-TB&XH, Sở KH&ĐT...

Giá điện tăng 4,5% từ hôm nay

Đây là lần tăng giá điện thứ 2 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong năm nay.

Đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi

Chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi phục vụ trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp. Những năm gần đây, ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình này đã nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm nông nghiệp, tận dụng đầu ra của chăn nuôi tạo nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, làm thức ăn cho gia súc.

Xã Hưng Thi:Nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân

Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 51,1 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 18%.

Huyện Đà Bắc phát huy hiệu quả tín dụng chính sách

Những năm qua, việc sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được xem như "chìa khoá” cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống để giảm nghèo bền vững.

Tín dụng nhân văn cho người lầm lỡ

Cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù là chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp những người lầm lỡ làm lại cuộc đời. Chính sách đi vào cuộc sống là sự động viên, tạo động lực để giúp những người lầm lỡ có vốn phát triển kinh tế, từng bước tái hoà nhập cộng đồng.

Trên 22 nghìn khách hàng được vay vốn ưu đãi

Trong 10 tháng năm 2023, đã có 22.398 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Từ đầu năm đến nay, toàn chi nhánh đã thực hiện giải ngân đối với 13 chương trình tín dụng, doanh số cho vay đạt hơn 888,6 tỷ đồng. Hiện, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.553,5 tỷ đồng/125.890 khách hàng còn dư nợ.


Gần 93 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thực hiện chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã giải ngân 92,7 tỷ đồng cho 1.953 lượt hộ được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ chương trình tín dụng này đạt hơn 685 tỷ đồng, với hơn 17,2 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Lãi suất cho vay giảm tiếp tại nhiều ngân hàng

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao dịp cuối năm dành cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân, nhiều ngân hàng đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Nông sản kỳ vọng bứt phá dịp cuối năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng qua, Việt Nam xuất siêu lập kỷ lục 24,6 tỷ USD, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

VNSTEEL tiêu thụ hơn 2,28 triệu tấn thép trong 10 tháng

Trong tháng 10/2023, toàn hệ thống của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đạt sản lượng bán hàng hơn 212.000 tấn, tiêu thụ giảm 21% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024

Ngày 14/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Nhiều dự án giao thông chậm tiến độ vì thiếu mặt bằng và đất đắp

Theo kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg, ngày 3/12/2022 là 10.090,9 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 10.220 tỷ đồng. Đến ngày 6/9/2023, UBND tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch VĐTC cho các dự án là 10.220 tỷ đồng. Đến hết tháng 9/2023, giải ngân VĐTC mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước.

Toàn tỉnh thu hút 45 dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ đầu năm đến cuối tháng 10, toàn tỉnh có 45 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 20.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 760 dự án; trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 724 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký khoảng 275.000 tỷ đồng.

Kinh tế tăng tốc cuối năm, nỗ lực đạt tăng trưởng GDP đạt trên 5%

Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Tiếp tục ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), các giải pháp để tiếp tục ổn định thị trường và việc xử lý các vi phạm, trên thị trường TDPN riêng lẻ 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng (giảm 45,1% so cùng kỳ năm 2022); khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so cùng kỳ năm 2022).

Hội chợ xuân Hòa Bình dự kiến khai mạc ngày 8/12

Ngày 13/11, Ban Tổ chức (BTC) Hội chợ xuân Hòa Bình năm 2023 tổ chức họp thống nhất phân công nhiệm vụ các thành viên BTC. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC chủ trì cuộc họp.

Phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa bền vững

Hòa Bình là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng cao nhất cả nước về nuôi trồng thủy sản hồ chứa. Thực tế, nghề nuôi cá lồng đã phát triển hàng chục năm qua, tập trung nhiều nhất trên hồ thủy điện Hòa Bình đã giúp hàng nghìn hộ dân cải thiện sinh kế, thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn để phát triển thuỷ sản hồ chứa tương xứng tiềm năng, thế mạnh.

Huyện Tân lạc: Tập trung thực hiện chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc

Dân số trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có gần 90 nghìn người với nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 14,5%, còn lại là các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao... Những năm qua, huyện luôn quan tâm nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua đó làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn và đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Huyện Lạc Thủy: Phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn xã

Phòng Dân tộc huyện Lạc Thủy đã tham mưu UBND huyện phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các xã: Thống Nhất, Hưng Thi, Phú Thành, thị trấn Ba Hàng Đồi.

Xã Tân Mỹ tạo chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế

Xóm Kho Khí, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) là nơi anh Bùi Văn Dưng sinh ra, lớn lên cho đến lúc trưởng thành. Mặc dù mắc bệnh nhưng anh vẫn cố gắng làm việc, vượt lên hoàn cảnh để từng bước ổn định kinh tế, cùng vợ chăm lo cho mẹ già, con nhỏ. Qua điều tra, rà soát (tháng 10/2023), gia đình anh Dưng đạt được các tiêu chí thoát khỏi hộ cận nghèo. Kết quả này nhờ nỗ lực của gia đình trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Thay vì nguồn thu nhập chính từ trồng rau, chăn nuôi như trước đây, anh Dưng tận dụng lợi thế nhà bám trục đường trung tâm xã mở thêm cửa hàng tạp hóa, tiếp tục duy trì đàn lợn nái và thương phẩm.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc: Triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền  núi (viết tắt là Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc) giai đoạn I (2021 - 2025) đã đi được nửa chặng đường. Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia khác được thực hiện từ nhiều năm, chương trình này đã đáp ứng mong mỏi của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh và được kỳ vọng làm thay đổi toàn diện diện mạo, đời sống vùng dân tộc và miền núi trong tỉnh.

Giá điện tăng, thay đổi thói quen và tư duy sử dụng điện

Thực hiện Quyết định 1416/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ban hành ngày 8/11/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 9/11/2023, giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).