(HBĐT) - Xu hướng hội nhập đang làm nảy sinh nguy cơ suy giảm ngôn ngữ truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS). Tại huyện Đà Bắc, nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Tày, Dao, việc học tiếng, học chữ của dân tộc mình đang được duy trì trong cộng đồng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.


Ông Bàn Văn Thân (ngoài cùng bên trái), xã Vầy Nưa (Đà Bắc)  truyền dạy chữ viết dân tộc Dao cho bà con dân bản. 

Mới đây, công trình cải tạo lớp học cộng đồng dạy chữ Dao tại xóm Sưng, xã Cao Sơn hoàn thiện nhờ sự giúp đỡ của các đoàn thiện nguyện, đã giúp đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất để triển khai mở lớp dạy chữ cho những người dân trong bản. Chị Bàn Thị Lan, hộ làm du lịch cộng đồng xóm Sưng cho biết, bên cạnh tiếng nói luôn được người dân coi trọng, giao tiếp với nhau hàng ngày thì những năm gần đây, bà con đã nhận thức, ý thức được tầm quan trọng của chữ viết dân tộc mình. Minh chứng là ngày càng có nhiều người, cả giới trung niên và lớp trẻ tranh thủ đến lớp học chữ Dao. Với tâm huyết của ông Lý Văn Minh - thầy giáo của bản đã tổ chức từ 2 - 3 buổi học/tháng cho 10 - 15 học viên. Thông qua việc học chữ, con em hiểu thêm về phong tục tập quán, đạo lý, đồng thời góp phần lưu giữ chữ viết của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thời gian gần đây, xóm phát triển du lịch cộng đồng, du khách hào hứng khi có dịp thăm quan, trải nghiệm tại lớp học chữ Dao.

Đã ở tuổi ngoài 80 nhưng ông Bàn Văn Thân, người thầy dạy chữ Dao vẫn rong ruổi khắp các bản làng của xã Vầy Nưa truyền dạy chữ. Ông bảo chữ Dao như sợi dây gắn kết cộng đồng, kết nối tâm linh, trong đó chứa đựng những giá trị văn hoá, đạo đức. Từng công tác ở xã, trăn trở khi người biết chữ Dao ngày càng ít và có nguy cơ mai một, ông đã nhờ vào sự trợ giúp của các thành viên mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa DTTS tỉnh, lập tờ trình UBND xã cho dạy phổ biến chữ Dao cho cán bộ, Nhân dân. Từ năm 2009, ông bắt đầu truyền dạy chữ Dao, lớp học đầu tiên có tới 130 học viên tham gia. Đến nay, việc mở lớp tiếp tục được duy trì. Ông mở được 3 lớp học tiếng Dao miễn phí, học 2 buổi/tháng. Từ tâm huyết truyền dạy của người thầy cao tuổi, hàng trăm người dân trong xã đã đọc, viết cơ bản và nhận biết được mặt chữ. 

Nói đến việc bảo tồn chữ viết của dân tộc Tày, có 2 người thầy dạy chữ tâm huyết và được dân bản vô cùng kính trọng, đó là cụ Sa Văn Mắn ở xã Mường Chiềng và ông Lường Đức Chôm ở xã Trung Thành. Nhờ sự truyền dạy của các thầy mà giờ đây, các lớp học chữ Tày được mở thường xuyên, thu hút ngày càng đông học viên ở mọi lứa tuổi. Con cháu của các cụ, các ông giờ đây cũng phát huy vai trò những người "nối” chữ, giúp lan toả giá trị văn hoá chữ viết trong cộng đồng dân tộc Tày. Tiêu biểu là ông Xa Văn Hùng, Sa Đức Hoạt ở xã Mường Chiềng, Xa Văn Chấm ở xã Đồng Chum.   

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng VH - TT huyện Đà Bắc chia sẻ: Với trên 5,5 vạn dân, địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc Dao phân bố chủ yếu ở một số xã: Vầy Nưa, Toàn Sơn, Tú Lý, Cao Sơn, Tân Pheo… Cùng với các giá trị văn hoá DTTS khác, cộng đồng người Tày, người Dao trên địa bàn huyện tích cực bảo tồn nét đẹp văn hoá chữ viết của dân tộc mình. Cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện động viên, khích lệ những người nắm giữ và truyền dạy chữ. Tự hào là từ năm 2015 đến nay, huyện có 2 cá nhân người DTTS là các ông; Triệu Văn Hội, xóm Cha, xã Toàn Sơn; Lường Đức Chôm, xóm Bay, xã Trung Thành vinh dự được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú” về tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian.  
     
Bùi Minh

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục