(HBĐT) - Tiếng chiêng của đất Mường âm vang, làm nức lòng hàng vạn người có mặt tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) vào sáng mồng 8 tháng giêng năm Quý Mão. Tiết mục hòa tấu chiêng Mường của 500 nghệ nhân và diễn viên đến từ 4 vùng Mường lớn Bi – Vang – Thàng – Động là điểm nhấn nổi bật trong màn nghệ thuật chào mừng Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023. Xứng tầm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Khai hạ với quy mô cấp tỉnh lần đầu tiên được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc của dân tộc Mường. Và một lần nữa, trong sự kiện văn hóa lớn của xứ Mường Hòa Bình, tiếng chiêng lại ngân vang đầy tự hào, khẳng định sức hút đặc biệt của âm nhạc dân tộc trong lễ hội truyền thống.  



Đội thi bản âm của xã Phú Cường (Tân Lạc) luyện tập trước khi bước vào các phần thi chính thức tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023.

Bà Bùi Thị Chình ở xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) vui mừng khi chọn được vị trí tốt để dễ dàng quan sát khu vực sân khấu, chăm chú theo dõi từng tiết mục văn nghệ. Cũng như nhiều người dân địa phương đến với lễ hội, bà Chình là người dân tộc Mường nên cảm thấy tự hào, xúc động khi hồn cốt dân tộc Mường được thể hiện trọn vẹn trong màn trình tấu chiêng hoành tráng được dàn dựng công phu. Cùng với đó, nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc trên sân khấu đã thu hút đông đảo du khách và người yêu văn hóa dân tộc như bà Chình. Đối với bà, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến với Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình chính là hồn cốt văn hóa dân tộc được thể hiện trong các thể loại âm nhạc truyền thống.

Năm nay, lễ hội truyền thống quan trọng bậc nhất của người Mường tỉnh ta lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp tỉnh, thu hút sự tham gia của cả 4 vùng Mường lớn. Để xứng tầm di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nhiều hoạt động được tổ chức sôi nổi, mang đến lời ca, tiếng hát, tôn vinh giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường nói chung, trong đó có các loại hình âm nhạc truyền thống của người Mường tỉnh Hòa Bình. Ngay sau khi kết thúc lễ khai mạc, nội dung thi bản âm được tổ chức tại nhà văn hóa xóm Lũy Ải, thu hút 10 đội đến từ 10 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Lạc. Ông Bùi Văn Nin, đội trưởng đội thi bản âm của xã Phú Cường cho biết: Nhiều năm nay, thi bản âm là nội dung quan trọng, gắn liền với Lễ hội Khai hạ Mường Bi hàng năm. Vì thế, tại lễ hội năm nay, cuộc thi tiếp tục được tổ chức nhằm giới thiệu đến đông đảo người dân và du khách một giá trị nổi bật trong nền văn hóa của người Mường Hòa Bình. Tôi cũng như các thành viên trong đội cảm thấy phấn khởi khi tham gia cuộc thi, góp phần nhỏ bé vào gìn giữ, phát huy một loại hình âm nhạc truyền thống.

Theo Ban tổ chức, lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm nay có nhiều loại hình âm nhạc, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường được thể hiện với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, tạo sức hút đặc biệt cho lễ hội, góp phần làm nổi bật hồn cốt của văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Không chỉ mang đến những thanh âm ý nghĩa giúp tôn vinh giá trị của âm nhạc dân tộc, các nội dung thi liên quan đến âm nhạc truyền thống như séc bùa, hát đối, bản âm… đã tạo ấn tượng sâu sắc, góp phần quan trọng vào thành công của lễ hội. Điển hình như nội dung thi séc bùa, trong 3 ngày diễn ra lễ hội đã trở thành "thỏi nam châm" thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Mỗi vùng Mường đều có những phần thi đầy bản sắc. Mỗi bài thi lại mang đến những thanh âm, làn điệu khác nhau của âm nhạc truyền thống, góp phần tôn vinh hồn cốt của văn hóa dân tộc Mường. Bên cạnh đó, các phần thi hát đối giữa nghệ nhân tiêu biểu đến từ 4 huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của đông đảo bà con. Trong văn hóa của người Mường Hòa Bình, hát đối là hình thức đối đáp, giao duyên qua lời ca, tiếng hát giữa nam và nữ. Hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian này có từ ngàn xưa và được gìn giữ, phát huy đến bây giờ. Trong các lễ hội truyền thống, người Mường thường hát đối thể hiện tâm tư, tình cảm và nét đẹp tâm hồn.

Không riêng ở lễ hội Khai hạ vừa qua, ghi nhận tại nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức trong tỉnh dịp đầu xuân, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ đã mang đến bức tranh tổng hòa cả màu sắc và thanh âm, vừa phong phú vừa có sức hấp dẫn. Đặc biệt, thông qua hoạt động giao lưu ý nghĩa, các lễ hội truyền thống cùng góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Theo nghệ nhân ưu tú Bùi Ngọc Thuận ở xã Thu Phong (Cao Phong): Điều khiến ông vừa tự hào, vừa vui sướng là thông qua các thể loại âm nhạc truyền thống của dân tộc như thi hát đối, séc bùa, hát dân ca…, hồn cốt của dân tộc được thể hiện vẹn nguyên trong cuộc sống đương đại. Cũng như các vùng Mường khác, vùng Mường Thàng quê hương ông những năm gần đây tích cực thực hiện bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc với quyết tâm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua nhiều hoạt động thiết thực như giao lưu văn hóa, văn nghệ, tổ chức câu lạc bộ liên thế hệ… ông vui mừng nhận thấy hồn cốt của văn hóa dân tộc Mường đã được gìn giữ và tôn vinh. Đó chính là nền tảng tinh thần vững chắc để các thế hệ người con Hòa Bình tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa mới trên quê hương tươi đẹp của mình.

Khánh An

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục