Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Chú thích ảnh

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters

"Đối với các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm, thời điểm thích hợp để đàm phán là bất cứ lúc nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nhấn mạnh trong bài phát biểu đưa ra tầm nhìn của Mỹ về vai trò lãnh đạo ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào ngày họp thứ hai của Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Bài phát biểu của ông Austin có ba nội dung: kêu gọi Trung Quốc quay lại bàn đàm phán quốc phòng; đưa ra các cam kết quân sự của Washington trong khu vực như một biện pháp ngăn chặn xung đột mở; và tái khẳng định cam kết hỗ trợ với các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh không sẵn sàng hợp tác quốc phòng sâu hơn, ông Austin hy vọng tình hình sẽ sớm thay đổi.

Trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi củng cố "các hành lang bảo vệ” – trong đó có tăng cường liên lạc – để giữ cho hai cường quốc này không rơi vào xung đột.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Mỹ nhằm tổ chức một cuộc họp quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La. 

Các quan chức Trung Quốc tại diễn đàn cho biết nước này sẽ không đàm phán với Mỹ, chừng nào Washington vẫn trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc.

Họ nói rằng bất kỳ cuộc gặp nào cũng phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng và việc tạo điều kiện phù hợp để cuộc gặp diễn ra là tùy thuộc vào Mỹ.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nhận định cả hai cường quốc trên dường như đều mong muốn thiết lập các đường dây liên lạc cởi mở. "Chưa ai nói rằng: Tôi không muốn nói chuyện. Họ có thể nói rằng các điều kiện tiên quyết chưa được đáp ứng, nhưng điều đó rất khác biệt”, ông Ng chia sẻ ngay sau bài phát biểu của ông Austin. 

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục