Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.




Đây là thông tin từ Bộ trưởng Bộ Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw.

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Bộ trưởng Ashwini thông báo, nguyên nhân của vụ tai nạn tàu hỏa là do sự thay đổi trong quá trình khóa liên động điện tử. Thuật ngữ kỹ thuật này đề cập đến một hệ thống tín hiệu phức tạp sắp xếp chuyển động của các đoàn tàu trên đường ray để ngăn chúng va chạm với nhau.

Ông Ashwini nói thêm rằng việc cung cấp thêm chi tiết về nguyên nhân vụ tai nạn trước khi có báo cáo điều tra cuối cùng là "không phù hợp". Do đó, các thông tin chi tiết sẽ được đưa ra trong báo cáo điều tra cuối cùng về vụ va chạm tàu hỏa.

Trước đó, một quan chức đường sắt Ấn Độ tiết lộ, sai sót đèn hiệu vào đường ray có thể đã gây ra vụ va chạm ba đoàn tàu. Ông K.S. Anand, Giám đốc truyền thông Cơ quan Đường sắt Đông Nam Ấn Độ, cho biết: "Đoàn tàu tốc hành Coromandel (tuyến Shalimar - Chennai) tối 2/6 đáng ra phải đi vào đường ray chính. Tuy nhiên, đèn tín hiệu đã được bật để hướng dẫn đoàn tàu vào đường nhánh, khiến nó tông thẳng vào tàu chở hàng đang đỗ ở đó".

Tối 2/6, tại đoạn đường sắt chạy qua bang Odisha, một đoàn tàu chở khách đã đi nhầm đường vì lỗi hệ thống tín hiệu điện tử dẫn đến vụ trật đường ray và gây ra tai nạn khiến gần 300 người thiệt mạng và hơn 850 người bị thương.

Theo báo India Express, nhân sự quản lý đường sắt đã ra lệnh bật đèn xanh cho tàu Coromandel đi vào đúng đường ray chính. Tuy nhiên, tín hiệu này đã bị tắt mà không rõ lý do.

Ủy ban An toàn Đường sắt Ấn Độ chưa hoàn tất điều tra liệu đèn tín hiệu hỏng, có sơ sót của người vận hành đèn tín hiệu hoặc lái tàu.

Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã tới hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục sự cố. Ông Modi tuyên bố: "Đây là sự cố rất nghiêm trọng và bất cứ ai bị kết tội sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc".

Ấn Độ là quốc gia có mạng lưới đường sắt lớn thứ tư thế giới với tổng chiều dài hơn 126.000 km. Tuy nhiên, hệ thống này gặp một số vấn đề như bảo dưỡng kém và hạ tầng xuống cấp. Năm 2021, Ấn Độ ghi nhận gần 18.000 vụ tai nạn đường sắt, khiến hơn 16.400 người thiệt mạng.

Nhiều nước trên thế giới đã gửi điện chia buồn tới Ấn Độ. Ngày 3/6, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống Droupadi Murmu; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Narendra Modi và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar.


Theo VTV.vn



Các tin khác


Hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua tuyên bố chính trị mới, trong đó nêu bật cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Ðại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 đang diễn ra tại New York (Mỹ).

Đoàn kết vì hòa bình và phát triển toàn cầu

Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 ngày 19/9 đã khai mạc, với chủ đề chính đề cao xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết toàn cầu và hành động vì mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững.

Iran sẵn sàng đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Xe khách lao xuống vực ở Peru khiến ít nhất 24 người thiệt mạng

Theo cảnh sát Peru, hiện chưa xác định được nguyên nhân của vụ xe khách lao xuống vực tại khu vực được mệnh danh là "Curva del Diablo" (Khúc quanh của quỷ).

Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo ở các vựa lúa gạo tiếp tục giảm

Giá gạo thế giới đã tăng vọt sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ ngày 25/8, bên cạnh các biện pháp hạn chế xuất khẩu hiện có đối với gạo trắng non-basmati.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục