(HBĐT) - Bệnh viện đa khoa tỉnh hàng năm vẫn tiếp nhận các ca bệnh uốn ván nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí có thời điểm điều trị 3-4 bệnh nhân uốn ván thở máy cùng lúc.


Hiện tại, chúng tôi đang điều trị 1 bệnh nhân uốn ván là nam giới 66 tuổi, khi nhập viện trong tình trạng tím tái, sắp ngừng thở, người cứng như gỗ, co giật toàn thân trên nên có cứng, hai hàm răng cắn chặt, không nuốt, không ho khạc được, không đặt được ống thở (nội khí quản). Bệnh nhân nhanh chóng được mở khí quản cấp cứu, thở máy, dùng thuốc an thần, giãn cơ, điều trị và chăm sóc tích cực. Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng tiên lượng sẽ phải thở máy và phục hồi chức năng dài ngày, mới có hy vọng sống sót.

Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể đến 90%, uốn ván rốn sơ sinh tử vong trên 95%. Ngoại ra, nếu bệnh nhân sống sót thường để lại di chứng nặng nề, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém.

Các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh mở khí quản cấp cứu, tạo đường thở cho bệnh nhân (tháng 9/2022).

Đường lây nhiễm bệnh uốn ván? Nha bào uốn ván (ở trong bụi, nước và đất bẩn, phân gia súc - gia cầm) xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương ở da và niêm mạc: dẫm phải đinh - gai, vết bỏng, vết thương hở, vét thương dập nát bẩn, viêm chân răng, sâu răng, viêm tai giữa…

Tại sao đã có vắc xin phòng uốn ván mà số ca bệnh vẫn xảy ra hàng năm và bệnh nhân chủ yếu là nam giới trong độ tuổi lao động? Vắc xin uốn ván đã được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và phụ nữ thời kỳ sinh đẻ. Vắc xin uốn ván không tạo ra miễn dịch suốt đời, nên cứ sau 10 năm phải tiêm nhắc lại 1 liều để duy trì kháng thể trong máu. Nam giới trong độ tuổi lao động đa số chưa tiêm phòng vắc xin uốn ván hoặc đã tiêm nhưng không tiêm nhắc lại sau 10 năm nên không còn kháng thể, rất dễ bị uốn ván.

Cách phòng ngừa bệnh uốn ván? Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giúp phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho cả mẹ và con. Sau khi tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh, đồng thời kháng thể này cũng bảo vệ cho chính bà mẹ trong quá trình sinh đẻ. Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn, liệu trình cơ bản gồm 3 – 4 mũi (3 mũi cách nhau 1 tháng, mũi thứ 4 sau mũi 3 từ 16 - 18 tháng) và sau 10 năm lại tiêm nhắc lại 1 mũi.

 

Xử trí các vết thương để phòng ngừa uốn ván? Rửa vết thương bằng nước sạch. Sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát trùng. Để hở vết thương, không để vết thương tạo đường hầm, không bịt kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết thương. Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng vắc xin uốn ván hoặc huyết thanh trung hòa độc tố uốn ván.

Khi có biểu hiện bệnh uốn ván, cần làm gì? Cần đến ngay cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc. Điều trị uốn ván chủ yếu bằng: Thở máy, an thần, giãn cơ, dùng huyết thanh trung hoà độc tố uốn ván, kháng sinh phòng bội nhiễm vi khuẩn, dinh dưỡng và phục hồi chức năng.

 


Tiến sĩ - Bác sĩ Hoàng Công Tình

(Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh)


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục