(HBĐT) - Kim Bôi là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cùng sinh sống. Trong những năm qua, bằng nhiều giải pháp nhằm can thiệp, tư vấn, nâng cao nhận thức của người dân, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong ĐBDTTS trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, huyện vẫn đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề tảo hôn và sinh con dưới 18 tuổi. Để giảm thiểu tiến tới chấm dứt tình trạng này, bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, huyện đặc biệt chú trọng nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn, ĐBDTTS.


Người dân tham dự buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Tú Sơn (Kim Bôi).

Đồng chí Bùi Quang Hợp, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Trong những năm qua, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT, huyện tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong vùng ĐBDTTS. Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong tuyên truyền, vận động nhằm xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Nhờ đó, tỷ lệ tảo hôn. HNCHT trong vùng ĐBDTTS, miền núi đã giảm so với những năm trước.

Tuy nhiên, hiện nay khá phổ biến tình trạng yêu sớm trong lứa tuổi vị thành niên, do vậy không tránh khỏi phát sinh nhiều cặp tảo hôn hoặc sinh con dưới 18 tuổi. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Quang Hợp cho biết: Do cuộc sống ngày càng phát triển, chế độ ăn uống, học hành, vui chơi giải trí của trẻ phong phú, nhất là thời đại bùng nổ thông tin đã tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc sớm với nhiều thông tin, trong đó có vấn đề về tình yêu, giới tính. Tuy nhiên, mạng internet có thông tin tốt nhưng cũng có nhiều thông tin không lành mạnh, trong khi trẻ thường tự khám phá, tìm tòi, dẫn đến không ít trường hợp đi quá giới hạn, có thai ngoài ý muốn.

Đồng tình với quan điểm này, anh Lê Việt Thắng, cán bộ Phòng Tư pháp huyện chia sẻ: Trong bối cảnh trẻ em dễ tiếp cận với các loại thông tin, trong khi nhiều bậc phụ huynh do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải đi làm xa. Các em trong gia đình này thuộc diện có nguy cơ dễ bị xâm hại, kết hôn sớm. Hiện, địa bàn huyện có khoảng 7.000 em nhỏ thuộc diện nguy cơ có bố mẹ đi làm xa.

Trước thực tế đó, thực hiện Chương trình 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng ĐBDTTS, huyện Kim Bôi đã phân bổ hơn 300 triệu đồng từ chương trình và huy động nhiều nguồn lực của huyện để tuyên truyền, vận động, can thiệp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên về tảo hôn, HNCHT. Đến nay, huyện đã tổ chức 19 lớp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại tất cả các xã, thị trấn cho đội ngũ cán bộ xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và các cộng tác viên tuyên truyền pháp luật cơ sở. Ngoài nguồn vốn từ Chương trình 9, huyện lồng ghép chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý để tuyên truyền, vận động người dân về vấn đề tảo hôn và HNCHT.

Song song với công tác tuyên truyền, vận động, huyện chú trọng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo việc làm tại địa phương cho bà con vùng đồng bào dân tộc. Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về hôn nhân - gia đình, đặc biệt là phát huy vai trò giám sát của cơ sở đối với những hộ vi phạm quy ước, hương ước của thôn, bản về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.


Phương Linh


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục