Bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học sắp mãn nhiệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa nhận cơ quan này lẽ ra phải cảnh báo với công chúng rằng COVID-19 có thể lây truyền qua các hạt sol khí (aerosols) sớm hơn.

Chú thích ảnh

Trưởng nhóm khoa học của WHO Soumya Swaminathan. Ảnh: AFP

Phát biểu với tờ Science Insider, bà Swaminathan -  người đã tuyên bố từ chức vào tuần trước - cho rằng WHO đã phạm sai lầm khi không sớm cảnh báo SARS-CoV-2 là virus lây truyền qua các hạt sol khí dựa trên các bằng chứng có sẵn trước đó. Bà nói thêm rằng "đây là điều đã khiến tổ chức này phải trả giá đắt”.

Vị quan chức này cũng lưu ý rằng WHO đã đưa ra tất cả các biện pháp - bao gồm thông gió và đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhưng tổ chức này đã không cảnh báo mạnh mẽ rằng đây là loại virus lây truyền qua không khí. Bà nói: "Tôi rất hối tiếc khi chúng tôi đã không làm điều này sớm hơn nhiều”.

Vào đầu đại dịch – khi virus bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) hồi tháng 12/2019, WHO đã tuyên bố rằng COVID-19 "không có trong không khí”. Trong một bài đăng trên Twitter vào cuối tháng 3/2020, cơ quan này nhấn mạnh rằng "virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói.”

Mãi cho đến tháng 10/2020, WHO mới tuyên bố rằng virus có thể lây truyền qua các hạt sol khí ở những môi trường cụ thể, bao gồm cả những không gian trong nhà đông đúc và không được thông gió đầy đủ, nơi mọi người thường tụ tập trong thời gian dài. Phải mất sáu tháng sau đó, tổ chức này mới chính thức tuyên bố rằng các hạt sol khí nhiễm virus có thể lơ lửng trong không khí hoặc di chuyển trên một quãng đường dài.

Swaminathan - bác sĩ nhi khoa người Ấn Độ - cho biết bà dự định sẽ tiếp tục làm việc trong lĩnh vực y tế ở cấp quốc gia. Động thái từ chức của bà được đưa ra trong bối cảnh một nửa trong số 16 thành viên lãnh đạo cấp cao của WHO dự kiến sẽ từ chức trong cuộc đại tu nhân sự lớn nhất của cơ quan y tế quốc tế này kể từ năm 2019

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục