(HBĐT) - Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, vấn đề phải đối mặt hiện nay là thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng, an toàn trong chế biến và sản xuất. Làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) đang trở thành vấn đề lớn, được xã hội quan tâm.


Thực trạng thực phẩm được bày bán không che đậy, nguy cơ mất an toàn tại các lễ hội trên địa bàn. 
Ảnh chụp tại Lễ hội chùa Kè, xã Phú Vinh (Tân Lạc) năm 2023. 

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo (BCĐ) ATTP tỉnh, thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn tỉnh được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo, phối hợp thực hiện. BCĐ ATTP các cấp thường xuyên được kiện toàn, hàng năm ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội, Tháng hành động vì ATTP đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền được tăng cường với nhiều hình thức. Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đa dạng hình thức tuyên truyền. BCĐ ATTP tỉnh và các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành việc thực hiện quy định về ATTP đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm...

Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 14/5/2019 của UBND tỉnh về đảm bảo ATTP đối với bữa ăn đông người trên địa bàn tỉnh, BCĐ ATTP các cấp đã tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, tổ chức ký cam kết đối với hộ gia đình. Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm xây dựng vùng sản xuất an toàn và cấp mã số vùng trồng, xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm. Kết quả, trong năm 2022, ngành chức năng đã hỗ trợ 28 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi được chứng nhận quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ. Trong đó, 6 cơ sở trồng trọt được chứng nhận GlobalGAP, 22 cơ sở chứng nhận VietGAP và hữu cơ. Lũy kế, toàn tỉnh thực hiện hỗ trợ 148 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được chứng nhận...

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, hiện nay, công tác ATVSTP của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Chưa quản lý tốt ATTP đối với cơ sở thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, thời vụ, nhất là dịch vụ ăn uống, quán bánh kẹo, nước giải khát... trước cổng trường học. Ngoài ra, một số cá nhân tự chế biến, kinh doanh thực phẩm bán hàng qua các trang mạng xã hội, không báo cáo cơ quan chức năng nên công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát ATTP gặp nhiều khó khăn. Trang thiết bị phục vụ công tác phát hiện, xử lý trường hợp vi phạm như bộ test nhanh kiểm tra ATTP còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở thực phẩm vi phạm chưa nghiêm, phát hiện vi phạm không xử lý theo nghị định của Chính phủ, chủ yếu là tuyên truyền, nhắc nhở nên thiếu tính răn đe...

Hiện nay, thực phẩm bẩn tràn lan ngoài thị trường khiến nhiều người tiêu dùng khó để lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo an toàn. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng; sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi; những hóa chất cấm trong chế biến nông, thủy sản và sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối… Quy trình chế biến không nghiêm ngặt hay do nhiễm độc từ môi trường không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nước thải sinh hoạt trong chế biến; nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho các hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh trong rau, củ, quả cao hơn nhiều so với quy định hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc… ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều cơ sở chế biến không bảo đảm vệ sinh, máy móc không bảo đảm đúng yêu cầu quy định của Nhà nước.

Điều này cũng có thể thấy được ở hầu hết các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Từ ngoài chợ, các loại rau, thịt bị tiêm thuốc kích thích, hóc môn tăng trưởng được bày bán ngang nhiên. Ngoài cổng trường học các loại bánh, kẹo, xúc xích, viên chiên, bim bim không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng được bày bán tràn lan. Tại các lễ hội, hoạt động tập trung đông người, những mâm xúc xích, viên chiên, ô mai… và các loại thực phẩm chế biến sẵn phần lớn không được che đậy, đặt gần lối đi, nhiều người qua lại, bụi bẩn. Người bán hàng không đeo găng tay, thản nhiên đếm tiền rồi lại bốc thức ăn cho khách…

Hiện nay, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm, số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao. Đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Các vụ ngộ độc thực phẩm diễn biến phức tạp, có trường hợp tử vong vì ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn… Trong năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 72 ca ngộ độc thực phẩm, không có vụ ngộ độc thực phẩm đông người và không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Từ đầu năm đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh đã xảy ra các ca ngộ độc thực phẩm. Trong đó phải kể đến vụ ngộ độc nấm rừng tại huyện Mai Châu khiến 6 người trong 1 gia đình phải đi cấp cứu, trong đó có 1 người tử vong.

Để đảm bảo ATTP trong năm 2023 và các năm tiếp theo, ngày 31/1/2023, Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 49-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh tập trung vào một số giải pháp cụ thể như: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng trong triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý ATTP tại địa phương. Ban hành các tiêu chuẩn địa phương về ATVSTP. Xây dựng các mô hình điểm về ATTP. Khuyến khích đầu tư hạ tầng, phát triển mô hình sản xuất, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về an ninh, ATTP.

Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về ATTP. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, ATTP.

Công khai các tổ chức, cá nhân, cơ sở vi phạm quy định về an ninh, ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, ATTP. Thông tin rộng rãi, dễ tiếp cận số điện thoại đường dây nóng và đầu mối tiếp nhận, xử lý tố giác, phản ánh của tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm an ninh, ATTP. Biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng. Phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát ATTP ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng, liên kết các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn để người dân được tiếp cận, sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững. Có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cung ứng thực phẩm an toàn...

 
Hương Lan


* Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm

Bùi Quốc Hoàn, 

Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Lương Sơn là huyện cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, có khu công nghiệp Lương Sơn, Nam Lương Sơn với trên 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động. Việc giao thương hàng hóa nói chung và hàng hóa thực phẩm nói riêng phức tạp. Toàn huyện có 1.436 cơ sở kinh doanh thực phẩm.

Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành, cùng với công tác thanh, kiểm tra, giám sát được duy trì, tăng cường triển khai trong các chiến dịch cao điểm, huyện thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó, tập trung mở các lớp tập huấn cho người quản lý về ATTP từ huyện đến xã, thị trấn; tuyên truyền trên hệ thống loa và Trang thông tin điện tử huyện, treo băng rôn, tuyên truyền lồng ghép tại các hội nghị, hội thi, giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm theo chiều hướng tốt hơn.


* Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đảm bảo an toàn thực phẩm

Bùi Đinh Thị Dinh,

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh

Thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ T.Ư đến địa phương, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực quản lý ATTP được rà soát, bổ sung, đáp ứng yêu cầu quản lý trong nước và hội nhập quốc tế. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân về ATTP có chuyển biến tích cực; sức khoẻ, quyền lợi của người tiêu dùng được quan tâm. Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu sạch và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bên cạnh đó, công tác bảo đảm ATTP còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về ATTP; tình trạng quảng cáo thực phẩm sai sự thật, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích tăng trưởng diễn biến phức tạp; ATTP trong các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục chưa bảo đảm… ảnh hưởng lớn tới an ninh, ATTP. Trong thời gian tới, mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và người dân đối với công tác ATTP. Các ngành chức năng quan tâm kiểm soát sản phẩm thực phẩm tự công bố; bố trí kinh phí cho các hoạt động, mua test, kit nhanh, góp phần kiểm soát, đảm bảo ATVSTP trên địa bàn.


* Cần kiểm soát chặt thức ăn đường phố

Nguyễn Thu Hồng, 

Phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình)

Hiện nay, thức ăn đường phố được bán tràn lan. Trên các tuyến đường, khu dân cư, trường học, thực phẩm được bán ngang nhiên, không che đậy, bụi bẩn. Cảm quan bên ngoài nhìn đã thấy mất an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa nói đến nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm. Đáng lo ngại nhất là ở cổng các trường học, quán vỉa hè bày bán đủ loại bánh, kẹo, xúc xích, viên chiên cho học sinh. Đối tượng học sinh thường khó nhận biết được đâu là thực phẩm không an toàn.

Để hạn chế thực phẩm bẩn, thức ăn đường phố không đảm bảo chất lượng, người dân mong muốn các cấp, ngành chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm an ninh, ATTP trên địa bàn, sức khỏe người dân.

 

 




Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục