Trong 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ ngày, đây là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm đến nay; Đã hơn 3,5 tháng Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Cả nước đang ở cấp độ dịch 1- màu xanh..

7 ngày ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới

Theo thống kê, trong 7 ngày qua ( từ 9/4- 15/4), cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ ngày.

Đây là tuần có số ca mắc cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến thời điểm này ở nước ta, có 2 ngày liên tiếp số ca mắc ở con số 780 và 775 ca/ ngày. Trong khi các tuần trước đó, số mắc COVID-19 mỗi ngày chỉ vài ca, nếu cao nhất cũng chỉ vài chục ca/ ngày (tuy nhiên rất ít ngày số ca mắc ở con số vài chục).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.530.356 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.523 ca nhiễm).

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.615.343 ca, trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 10 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 8 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca. Cũng trong 7 ngày qua, có ngày 14/4, số bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ lên đến 22 ca- cao nhất từ đầu năm 2023 đến nay.


Trong 7 ngày qua (từ 9/4- 15/4), cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ ngày.

Đến nay đã hơn 3,5 tháng liên tiếp, Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Cũng trong tuần qua, thông tin từ ngành y tế TP HCM cho biết, theo báo cáo của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, tiến hành giải trình tự SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân dương tính trong giai đoạn từ ngày 11/1/2023 đến 20/3/2023, kết quả có 5 mẫu được giải mã thành công. Trong số này có 2 chủng thuộc biến thể phụ BA.5 (2/5, 40%), 1 mẫu BA.2.75 (1/5, 20%), 1 mẫu XBB.1 (1/5, 20%) và 1 mẫu XBB.1.5 (1/5, 20%).

Sở Y tế TP HCM cho hay, XBB.1.5 hiện đang là biến thể chiếm ưu thế trên phạm vi toàn cầu (chiếm 47,1% số trường hợp trong tháng 3/2023, so với 39,8% trong tháng 2/2023). Biến thể XBB.1.5 đã được phát hiện ở 94 quốc gia. 

Các dữ liệu phân tích hiện nay trên thế giới cho thấy không có báo cáo nào về mức độ nghiêm trọng cao hơn đối với các biến thể đang lưu hành, cũng không có báo cáo nào về việc gia tăng số ca nhập viện hoặc tử vong ở các khoa ICU do bất kỳ biến thể từ dòng XBB hiện đang lưu hành.

Tuần qua, tại Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh đã xuất hiện một số chùm ca bệnh COVID-19, tuy nhiên các địa phương đã nhanh chóng kiểm soát, khống chế, không để dịch lây lan.

Đẩy nhanh tiêm chủng, tuân thủ 2K+ trong phòng chống dịch COVID-19

Trong tuần qua, trước diễn biến gia tăng của dịch COVID19, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tăng cường phòng, chống dịch năm 2023 do Bộ Y tế tổ chức tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hôm 14/4, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Thời gian gần đây, ca COVID-19 có dấu hiệu tăng, tỷ lệ chuyển nặng tăng hơn so tháng trước 5 ca, nhưng không có tử vong. Dù vậy, chúng ta vẫn cần cảnh giác, không lơ là để có biện pháp đáp ứng kịp thời với COVID-19, cùng đó tập trung phòng chống các dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác như cúm, tay chân miệng...

Cùng đó, Thứ trưởng cũng lưu ý một số tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cần cố gắng để đạt tỷ lệ đề ra.

Đánh giá chung tình hình dịch COVID-19 ở nước ta, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân chi hay, số mắc COVID-19 trong thời gian tới có thể có sự gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang ở cấp độ dịch 1- tất cả đều màu xanh- nguy cơ thấp. Cấp độ này không chỉ đánh giá trên số mắc mà còn dựa trên ca nặng, độ bao phủ vaccine và đáp ứng đảm bảo thu dung điều trị.


Những đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai cần tiêm chủng vaccine COVID-19 đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng nêu rõ, theo dự báo của các nhà khoa học và Tổ chức Y tế thế giới, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả phòng, chống dịch.

Do đó một trong những nhiệm vụ hiện nay là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai). Những đối tượng này khi đến nơi đông người, môi trường ít thông thoáng nên đeo khẩu trang; đồng thời phải tiêm chủng vaccine đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Đồng thời, theo Cục trưởng Phan Trọng Lân để giảm bớt sự lây nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo, đối với người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác...

Việc đeo khẩu trang trong các cơ sở khám chữa bệnh, trên các phương tiện công cộng là yêu cầu phòng, chống dịch..

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Giám sát ổ dịch sốt xuất huyết tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 13/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã giám sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại huyện Lương Sơn. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo CDC và cán bộ Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục