(HBĐT) - Theo số liệu năm 2022, toàn quốc xảy ra hơn 7.700 vụ tai nạn lao động, tăng 18,66%; số người bị nạn do tai nạn lao động là 7.923 người, tăng 18,99% so với năm 2021; thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động trên 14.000 tỷ đồng.
Hàng năm, các lực lượng liên ngành của tỉnh quan tâm thanh tra, kiểm tra nhằm uốn nắn, chấn chỉnh vi phạm trong công tác ATVSLĐ tại các mỏ đá, tập trung ở huyện Lương Sơn.
Những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người là do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện chưa đầy đủ cho người lao động; thiết bị không đảm bảo an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện không đảm bảo cho người lao động.
Tại tỉnh ta, trong năm 2022 xảy ra 12 vụ tai nạn lao động với 13 người bị nạn, làm 4 người chết, 9 người bị thương. 4 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn xảy ra 2 vụ, làm chết 2 người, gồm 1 vụ chết người trong khu vực có quan hệ lao động và 1 vụ chết người tại khu vực không có quan hệ lao động. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động do nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng tuyên truyền, huấn luyện và kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, không thường xuyên cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, không kiểm tra, đánh giá các nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động để đề ra biện pháp phòng ngừa; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, thi công, xây dựng chưa chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, để tình trạng người lao động vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc nhưng không có biện pháp xử lý.
Đối với người lao động sau nghỉ việc dài ngày do dịch Covid-19, các kỹ năng, thói quen làm việc an toàn không được duy trì; ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động hạn chế; chủ quan trong việc tự kiểm tra vị trí, nơi làm việc trước, trong và sau khi làm việc; không tuân thủ quy trình vận hành máy, thiết bị.
Đối với các cấp, ngành, đoàn thể, hình thức thông tin, tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đến doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động chủ yếu gián tiếp nên hiệu quả tác động chưa cao; công tác phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, xử lý vi phạm chưa triệt để.
Trong Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2023, tỉnh tập trung thực hiện các nội dung: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các xã, phường, thị trấn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp theo hướng đa dạng hình thức tuyên truyền, kết hợp tư vấn, hướng dẫn pháp luật, huấn luyện cho người lao động; đối thoại với các doanh nghiệp về công tác an toàn vệ sinh lao động; tăng cường phối hợp giữa các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động; kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh lao động.
Để mở đầu chuỗi hoạt động chung tay vì an toàn vệ sinh lao động năm 2023, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động cùng Tháng Công nhân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác an toàn vệ sinh lao động; tạo sự đồng thuận, hưởng ứng sâu rộng trong cộng đồng về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Chương trình góp phần tạo điểm nhấn về hành động trong công tác an toàn vệ sinh lao động với các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện công cộng xã, phường, thị trấn, hội nghị tập huấn, hội thảo; thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn vệ sinh lao động; thăm hỏi, tặng quà các nạn nhân và thân nhân người lao động bị tai nạn lao động.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
(HBĐT) - Ngày 13/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã giám sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại huyện Lương Sơn. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo CDC và cán bộ Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC tỉnh.
Chiều 12/9, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9) - Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt chương trình truyền hình "Alo Doctor", bản tin chuyên biệt về y tế.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, thành phố vừa ghi nhận thêm một nữ bệnh nhân 20 tuổi (ở huyện Quốc Oai) tử vong liên quan đến sốt xuất huyết. Như vậy, từ đầu năm đến ngày 11/9, thành phố đã ghi nhận ba ca mắc sốt xuất huyết tử vong.
Ngày 8/9, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo đề xuất xây dựng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế về vấn đề chẩn đoán, điều trị sớm một số bệnh trong dự án Luật bảo hiểm y tế sửa đổi.