Dầu gội đầu, sữa tắm,sản phẩm dưỡng da, xà phòng thơm dành cho bé là những thứ khá quen thuộc với bé. Dưới đây là những lưu ý khi bạn dùng mỹ phẩm cho con, đối với từng loại:

Tiểu có máu ở người cao tuổi: Cần cảnh giác ung thư

Nước tiểu là chất thải do cơ quan tiết niệu (gồm thận, bàng quang, các ống dẫn tiểu và thoát tiểu). Ở người bình thường, nước tiểu có màu trắng, trong, có mùi amoniac nhẹ. Lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài mỗi ngày trung bình khoảng 1 lít. Sự thay đổi bất thường số lượng, màu sắc, độ trong suốt, hoặc cảm giác lúc tiểu… thường có liên quan đến bệnh tật.

Cẩn trọng với thuốc băng dán xuyên da

Hiện nay có dùng dạng thuốc là miếng băng dán (có khi được gọi là miếng cao dán) dùng để dán lên da nhằm để trị hoặc phòng bệnh. Người dùng cần thận trọng tránh sự hiểu lầm, có thể bị tác dụng phụ nguy hiểm.

Kẹo mút phát quang - những ẩn hoạ mà các bậc phụ huynh nên biết

(HBĐT) - Trước đây, trong những gánh hàng rong nơi cổng trường Mầm non, Tiểu học, hoặc trên các sạp hàng tạp hoá thường bày bán các loại giày dép, quần áo phát quang, đồ chơi phát quang... Thời gian gần đây lại có thêm một sản phẩm mới, đó là kẹo mút phát quang nhằm thu hút thượng đế ở lứa tuổi mầm non.

Dưới 12 tuổi không nên dùng di động

GS Lawrie Challis, nguyên đại diện Quỹ chương trình Nghiên cứu Sức khỏe và Công nghệ di động Anh (MTHR) và hiện là cố vấn hàng đầu của chính phủ Anh cảnh báo: “Trẻ em không nên dùng điện thoại di động cho tới khi ít nhất là 12 tuổi”.

4 loại vitamin giúp ngăn rụng tóc ở phụ nữ

Nếu thường xuyên kết thân với những loại vitamin và các sinh tố dưới đây, các quý bà quý cô sẽ không còn phải lo lắng về hiện tượng rụng tóc khi tuổi tác ngày một nhiều lên...

Thuốc làm giảm cholesterol máu ở người đái tháo đường

Khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) có kèm theo tăng cholesterol máu. Sự gia tăng này có căn nguyên gốc là do các khiếm khuyết di truyền gen, do đó tăng cholesterol được coi là căn bệnh mạn tính cần được điều trị liên tục. 2/3 người mắc ĐTĐ tử vong vì các bệnh do tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... do vậy, làm giảm được cholesterol máu được coi là mục tiêu quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ĐTĐ.

Chảy máu cam: Căn bệnh thường gặp ở trẻ

Mỗi ngày, có hàng trăm ca chảy máu cam ở trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh viện, nhưng chỉ 6 đến 10% trong số đó cần ở lại bệnh viện điều trị. Trẻ em thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, không ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý. Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ Nóng trong người Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở trẻ. Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân sinh lý thứ 2 rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam. Có phải là bệnh lý? Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có bệnh lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học. Theo BS Duy Long (khoa Huyết học BV Nhi Đồng 1), có rất nhiều trường hợp (nhất là bé trai) hay bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu, khi đó có thể trẻ mắc bệnh hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là hai bệnh lý về huyết học tương đối thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần phải được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp. Nguyên nhân bệnh lý thứ hai là tình trạng viêm mũi ở trẻ, hiện tượng này làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy xước hoặc rách. Viêm mũi gây kích thích tạo ra các dịch rỉ viêm, gây đau, ngứa ngáy, khó chịu, làm trẻ càng cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu. Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng - một bệnh lý có thể gây tử vong và nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh u xơ vòm mũi họng chỉ xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở trẻ 6-15 tuổi, phần lớn là bé trai. Triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều. Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và trẻ có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong. Điều mà các bác sĩ lo ngại nhất ở bệnh này là nguy cơ chảy máu ồ ạt khi đụng vào khối u. Nếu can thiệp không khéo, máu từ khối u sẽ chảy dữ dội, khó cầm lại được. Không ít bệnh nhân đã tử vong trên bàn mổ hoặc trong giai đoạn thay gạc mũi sau phẫu thuật. Khối u càng lớn thì nguy cơ tử vong trong phẫu thuật của bệnh nhân sẽ càng cao. Nếu được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng. Nhưng khi khối u đã lớn, bác sĩ phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi loại bỏ khối u, điều này vừa gây nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ em (nhất là các bé trai) có triệu chứng chảy máu cam nhiều lần, lượng máu chảy ngày càng lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay, tránh để khối u phát triển lớn. Xử lý khi chảy máu cam Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có tâm lý rất sợ hãi và hoảng loạn, vì vậy việc đầu tiên là giúp trẻ quên đi nỗi sợ bằng cách kể một câu chuyện, hoặc xem tivi trong lúc chờ cầm máu. Sau đó, cho bé cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi của trẻ trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá. Tránh để cho bé ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và ói mửa. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm. Bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh tổn thương mũi. Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin C, nhắc bé uống đủ nước để tránh bị nóng và khô niêm mạc.

Người cao tuổi và chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khi về già, các hoạt động của con người thường bị giảm đi khoảng 1/3 so với thời trẻ. Cùng với các hoạt động của các cơ quan chức năng khác, nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi cũng có nhiều thay đổi theo thời gian. Vậy làm thế nào để có chế độ dinh dưỡng hợp lý?

Cảnh báo nguồn nước nhiễm khuẩn tả

Ngày 23-4, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường cho biết, hiện nay cả nước dù mới ghi nhận 5 tỉnh, thành phố có bệnh nhân mắc dịch tả nhưng nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm này bùng phát lớn trong thời gian tới là rất cao.

Giúp trẻ dễ chịu khi bị thủy đậu

Thủy đậu là một dạng viêm nhiễm thường ảnh hưởng đến trẻ em, với biểu hiện là các nốt đỏ mà có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể và thường có xu hướng mọc toàn thân. Dưới đây là những hướng dẫn giúp trẻ cảm thấy dễ chịu khi bị thủy đậu:

Hệ thống các bệnh viện tiếp cận với phương tiện kỹ thuật cao

(HBĐT) - Cùng với trình độ chuyên môn, tay nghề đội ngũ cán bộ thì phương tiện kỹ thuật chính là yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành y tế . Do đó, bên cạnh việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ thầy thuốc thì hệ thống các bệnh viện trên địa bàn tỉnh ta đang có rất nhiều nỗ lực đưa các phương tiện kỹ thuật cao vào hoạt động để phục vụ tốt hơn việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Quá tải bệnh nhi

Tại TP Cần Thơ và các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, bệnh nhi vào bệnh viện điều trị các bệnh do thời tiết nắng nóng đang tăng nhanh

Thu nhỏ lỗ chân lông bằng…thực phẩm

Môi trường ô nhiễm, nội tiết thay đổi, lạm dụng mỹ phẩm, dược phẩm, da lão hóa…là những nguyên nhân khiến lỗ chân lông ngày càng to và thô, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Giải pháp nào vừa tiết kiệm lại hiệu quả giúp làm se khít lỗ chân lông?

Unimart (Hà Nội) vi phạm ATVSTP

Ngày 22-4, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của Hà Nội đã phát hiện siêu thị Unimart, số 8 Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) bày bán nhiều thực phẩm đóng gói nhập khẩu từ Nhật Bản vi phạm về quy chế nhãn mác.

Một cá nhân sở hữu trên 300 mẫu hóa thạch cổ

Anh Hoàng Thanh, ở số nhà 599, Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đang sở hữu trên 300 mẫu hóa thạch cổ.

Tăng cường các biện pháp để bình ổn giá thuốc

Tại buổi làm việc của Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội với đại diện ngành y tế TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành phố phía nam, các đại biểu cũng kiến nghị nhiều ý kiến nhằm bình ổn giá thuốc

Kim Bôi ứng phó với dịch chó dại

(HBĐT) - Dịch chó dại hiện đã xuất hiện ở 14/28 xã, thị trấn của huyện Kim Bôi. Theo thống kê của khoa Kiểm soát dịch bệnh - Trung tâm y tế dự phòng huyện, 4 tháng đầu năm, Trung tâm đã tiêm vacxin phòng bệnh dại cho 410 lượt người, phần lớn là người bị chó dại cắn, chưa kể số người đi tiêm phòng tại các tuyến khác.

Nhiều nơi lơ là với tả !

Nguy cơ bệnh tả lây lan từ ổ dịch ở Campuchia sang VN rất lớn nhưng biện pháp phòng chống tại nhiều tỉnh, thành phía Nam còn rất hời hợt

Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe?

Kính áp tròng không chỉ tiện dụng, thẩm mỹ mà còn có thể hỗ trợ trong điều trị các bệnh như đau đầu, tiểu đường, glôcôm…

Vận động người bệnh dùng thuốc nội

Ngày 20 -4, UB Các vấn đề Xã hội của Quốc hội đã có buổi làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề quản lý giá thuốc. Tại cuộc họp các chuyên gia của ngành Dược đóng góp ý kiến quan trọng về quản lý thị trường dược phẩm và tìm hướng phát triển dược phẩm được sản xuất trong nước.

Nghịch lý xe cứu thương ế, người bệnh trở nặng vì tự đi viện

Gãy xương đùi do tai nạn, thay vì chỉ băng bó rồi về, anh Thu phải nằm viện gần một tháng để điều trị tổn thương dây thần kinh, do đã đặt chân bị thương không đúng tư thế lúc đến bệnh viện bằng xe máy.

Lương Sơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ IV năm 2010

(HBĐT) - Ngày 21/4, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Lương Sơn tổ chức lễ phát động toàn dân hiến máu tình nguyện lần thứ IV.

An toàn vệ sinh thực phẩm- còn không ít nỗi lo

(HBĐT) - Lâu nay, ngộ độc thực phẩm vẫn được coi như “phiếu đánh giá” tình hình ATVSTP. Chỉ đến khi có những vụ ngộ độc xảy ra, người ta mới giật mình nhìn lại và đổ lỗi cho công tác quản lý của các ban ngành chức năng về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù việc kiểm soát có tiến hành chặt chẽ nhưng không có sự đồng thuận của nhân dân thì e rằng kết quả sẽ chỉ như “muối bỏ bể”.

“Rề rà” với giá thuốc

Trong khi người bệnh đang điêu đứng với giá thuốc tăng cao mỗi ngày thì các cơ quan quản lý vẫn “rề rà” đi tìm giải pháp. Rút cục, “bàn ù cả tai” nhưng vẫn chưa có lối ra. Đó là ghi nhận tại cuộc hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Sở Y tế TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An cùng một số bệnh viện, công ty dược trong nước ngày hôm qua (20-4).