(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của T.ư Đảng và Bác Hồ về việc mở Chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), khi đó, cùng với các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên từ vùng thấp lên vùng cao nô nức, tích cực cùng toàn dân tham gia chiến đấu, đánh địch giữ đất, giữ làng.

Tự hào khi cùng toàn dân đánh giặc, giải phóng Hòa Bình

 

                      

                              Bà Lê Thị Tâm, cán bộ lão thành cách mạng

                              tổ 13B, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình

 

Thực hiện chủ trương của T.ư Đảng và Bác Hồ về việc mở Chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), khi đó, cùng với các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên từ vùng thấp lên vùng cao nô nức, tích cực cùng toàn dân tham gia chiến đấu, đánh địch giữ đất, giữ làng.

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, hy sinh làm nên những chiến thắng vang dội, đánh cho địch  thua ở khắp nơi. Tàu chiến, ca nô chạy trên sông Đà bị đánh đắm; lính lê dương rúc sâu vào công sự, hầm ngầm cũng bị đánh sập, đồn bốt xây trên núi cao cheo leo cũng bị san phẳng; các đoàn xe qua đường 6 bị tiêu diệt... Ta thắng trận, buộc địch phải rút khỏi những vị trí chốt đóng trên sông Đà và tháo chạy khỏi Hòa Bình. Chiến dịch kết thúc ngày 23/2/1952, giải phóng tỉnh Hòa Bình lần 2. Từ đây, tỉnh Hòa Bình đã trở thành hậu phương vững chắc cho toàn dân đánh giặc giữ nước.

 

Trải qua 65 năm nhưng trong tâm trí chúng tôi, những người từng tham gia chiến dịch dù ở vị trí công tác khác nhau vẫn luôn bồi hồi xúc động. Vẫn vẹn nguyên cảm xúc chiến thắng. Thật tự hào khi được đóng góp công sức của mình dù là nhỏ bé vào thắng lợi của chiến dịch giải phóng quê hương Hòa Bình khỏi ách thống trị, kìm kẹp của thực dân Pháp.

 

Ở đâu có dân, ở đó có lực lượng du kích đánh giặc

 

                      

                                     Thiếu tá Giang Hồng Phúc,

                             nguyên Trưởng Ban tác chiến Bộ CHQS tỉnh

 

Sau Chiến dịch Hòa Bình lần thứ nhất, Trung đoàn 52 Tây Tiến (đây là LLVT chủ lực trong giai đoạn 1947 – 1951) rút về Hà Nội để xây dựng Sư đoàn 320 với quy mô lớn hơn. Khi đó, để có lực lượng chiến đấu, cấp trên đã cho Hòa Bình thành lập Trung đoàn bộ đội địa phương với tên gọi là Trung đoàn 12 (TĐ 12), gồm Đại đội 51, 55 và 57. TĐ 12 có nhiệm vụ thay thế Trung đoàn 52 Tây Tiến chiến đấu, tiêu hao sinh lực địch ở Hòa Bình; bảo vệ các tuyến đường quan trọng của tỉnh; phối hợp với các lực lượng khác ở địa phương làm nhiệm vụ bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng chiến tranh nhân dân.

 

Dưới sự lãnh đạo của TĐ 12, chúng ta đã tập hợp được quần chúng nhân dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân với sự tham gia của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Những lực lượng bán vũ trang vừa chiến đấu, vừa sản xuất có mặt ở khắp các huyện, xã, thị trấn, ở đâu có dân, ở đó có lực lượng du kích đánh giặc. Sự phối hợp chiến đấu của lực lượng bộ đội chủ lực với nhân dân là nhân tố quyết định đến chiến thắng trong chiến dịch giải phóng Hòa Bình năm 1952.

 

Truyền thống anh hùng của địa phương mãi là ngọn lửa để  thế hệ trẻ tự hào, tiếp nối

 

                        

                                   Binh nhất Bùi Văn Thạch

                             Trung đội Cảnh vệ - Bộ CHQS tỉnh

 

Là người lính, sinh ra trong thời bình, lớp chiến sỹ trẻ chúng tôi luôn trân trọng và biết ơn những đóng góp, hy sinh của thế hệ cha ông trong những cuộc chiến tranh vệ quốc.

 

Qua sách, báo và những buổi sinh hoạt truyền thống tại đơn vị, chúng tôi đã được nghe kể về chiến công hiển hách của quân và dân các dân tộc trong tỉnh trong Chiến dịch Hòa Bình đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên cường, dũng cảm đứng lên chiến đấu và giành chiến thắng trước kẻ thù, giải phóng quê hương. Chúng tôi luôn trân trọng và biết ơn những người làm nên chiến thắng đó. Bởi đó là chiến thắng lịch sử không chỉ của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình mà là chiến thắng của quân và dân cả nước. Chiến thắng trong Chiến dịch giải phóng Hoà Bình (1951 - 1952) đã trở thành tiền đề, điều kiện để cả dân tộc ta bước tiếp đến những thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

 

Là chiến sỹ trẻ, tôi luôn tự hào về truyền thống của QĐND Việt Nam anh hùng, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Truyền thống anh hùng của địa phương sẽ mãi là ngọn lửa để chúng tôi và các thế hệ trẻ trong tỉnh tự hào, tiếp nối trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ trong giai đoạn hiện nay. 

  

Không ngừng rèn luyện, phấn đấu để xứng đáng là thế hệ kế cận

 

                  

                                          Cao Viết Quân

                            Bí thư Đoàn xã Gia Mô (Tân Lạc)

 

Thế hệ cha ông đã chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc để chúng ta có được cuộc sống yên bình, ấm no như ngày hôm nay. Tiếp bước cha ông, là thế hệ tương lai của quê hương, đất nước, chúng tôi luôn tự hào về truyền thống, khắc ghi công ơn của những người đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Để đóng góp công sức của mình xây dựng quê hương, đất nước, chúng tôi luôn tâm niệm không ngừng hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh.

 

Hòa Bình là tỉnh miền núi, những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế của nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để có được bước tiến nhanh hơn nữa, mỗi chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn, trên hết, những người trẻ cần ý thức rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Các tin khác


Tìm về nơi cổ nhất

(HBĐT) - Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, xóm Trại thuộc xã Trung Hoàng, tổng Trung Hoàng, phủ Lạc Thổ, đạo Thanh Bình. Năm 1886, xóm Trại thuộc địa phận Mường Vang xưa, nay thuộc các xã Quý Hoà, Tân Lập, Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Với địa hình bao bọc xung quanh là núi đá vôi, hang xóm Trại nằm ở giữa là thung lũng đồng bằng rộng lớn được người dân canh tác lúa nước.

Bài 4: Một số di tích khảo cổ tiêu biểu của Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - 1 - Di tích hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn): Từ khi phát hiện cho tới nay đã có tới 8 cuộc điều tra, thám sát, khai quật tại di tích. Những giá trị tiêu biểu: Đã phát hiện số lượng di vật đá xương phong phú nhất lên tới trên 5.000 tiêu bản.

Túi khót thầy mo Mường

(HBĐT) - Túi khót của thầy mo Mường là túi vải đựng những vật thể được cho là linh thiêng, đồ tế khí được dùng làm vật hộ thân, là công cụ trấn trị ma quỷ trong hành nghề của mình.

A1 - huyền thoại một ngọn đồi

(HBĐT) - Trong 39 ngày đêm chiến đấu kiên cường, máu, mồ hôi, nước mắt của bộ đội ta thấm đẫm đồi A1. Có những chiến sỹ cả ngày chịu đói vẫn chốt chặt vị trí chiến đấu. Nhiều người vừa đánh địch vừa bảo vệ thương binh. Có chiến sỹ bị thương vẫn gan dạ yểm trợ cho đồng đội tấn công.

Thị xã bên sông Đà anh dũng trong chống Mỹ

(HBĐT) - Sông Đà – dòng sông của thác ghềnh, dữ dội ngày nào giờ hiền hòa, lung linh trong ánh điện của công trình thế kỷ. Với người dân thị xã Hoà Bình xưa, dòng sông như nhân chứng, biểu tượng cho những con người anh dũng, quả cảm của biết bao thế hệ đã lên đường chiến đấu, hy sinh, góp phần cùng cả nước dành độc lập tự do ngày hôm nay.

Những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch ở Hòa Bình

Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc miền nùi đang sinh sống tại đây

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục