(HBĐT) - Chiều nay, thằng cu Tũn nhà bên phố vừa bị mẹ nó đánh cho một trận nên thân… Thông tin đó được mấy gia đình cùng dãy đưa thành "chủ đề” chính cho cuộc trà thuốc cuối ngày. Còn bọn trẻ con thì tò mò hơn, liếc mắt nhìn bố mẹ với nhiều hàm ý và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau. Cuối cùng, mọi chuyện cũng rõ: Nó bị đánh vì "can tội” dám trốn nhà đi tắm suối cùng bạn học.
Một bác có vẻ hiểu chuyện thủng thẳng:
- Chuyện một đứa trẻ lớp 6, trốn nhà đi tắm suối bị phạt là đúng rồi… Nhưng nguồn cơn cũng phải xem lại. Nhà tôi ở gần, nên "ca” này cũng thấy nhiều cung bậc lắm các bác à… Thực ra, nó cũng đâu là đứa trẻ hư. Chuyện này còn liên quan đến chính bà mẹ nó nữa cơ…
Đấy, cả phố ta ai chả biết mẹ nó bao bọc nó quá mức như thế nào rồi. Hồi nó còn nhỏ, mấy nhà sát đó ngạc nhiên biết chuyện mẹ nó áp dụng nuôi dạy theo sách gì đó, suốt ngày bắt phải ăn nhạt. Bát cháo nhạt hoét, nó nuốt không nổi nên bị mẹ nó nhồi, khóc lóc chạy khắp xóm. Lớn một chút thì chuyện vui chơi, giải trí… Cũng có thể nó là con một, nhưng gì thì gì cũng phải để cho nó thoải mái một chút chứ. Bọn con trai cùng lớp đều đã biết bơi vì được gia đình tạo điều kiện tập luyện, được trải nghiệm. Còn mẹ nó, vì sợ đuối nước nên cấm triệt để dù bao lần nó nài nỉ xin cho đi tập bơi. Nếu sợ thế thì phải cho nó đi tắm, đi bơi có sự kiểm soát của người lớn. Chứ cứ sợ nguy hiểm mà cấm thì lại cực đoan quá… Xóm phố góp ý thế mà cô ấy cứ lờ đi…
Nhà cu Tũn nếu kể ra thì chả thiếu thứ gì: Bố mẹ có ô tô, nhà cao cửa rộng; một đại lý sữa Cao Nguyên to nhất phố, khách ra vào nườm nượp… Nhưng mẹ nó "sợ” đủ thứ: Con học kém, đuối nước, va chạm xe cộ, ăn ở mất vệ sinh… Nên bị cấm đủ thứ. Nó thích nhất buổi chiều được ra sân đá bóng thì mẹ nó lo bị gẫy chân. Thế là ở nhà mà xem tivi cho lành. Nó muốn đi học bằng xe đạp như bạn bè, với lại đạp xe cũng là thể thao cho eo thon người (chứ người cu Tũn kia kìa, lớp 6 mà nặng tới 67 kg)… thì mẹ đã giao khoán cho bác taxi đưa đón cậu cả đi về (mà từ nhà đến lớp cũng chỉ tầm 2 km). Nhiều lần nó phụng phịu: Bố mẹ xem…cả lớp chỉ mình con chưa biết bơi, không biết đá bóng, không biết phân biệt quả bưởi với quả cam, củ hành với củ tỏi. Hôm nọ, cô bảo tả con trâu con chả biết làm thế nào. Con về quê thì mẹ cấm đoán ao chuôm đã đành, nhưng con nói bố kèm con đi bơi thì mẹ bảo: Đi đâu mà lo bơi lội… Về quê hôm trước, hôm sau mẹ về kèm như kèm kem; sau đó ngược phố. Mẹ kêu ồi ồi "Ôi dào, phố phường còn chả mở mang đầu óc được gì, về quê… cào cào châu chấu cho mất vệ sinh à”. Hồi nó học tiểu học có bài văn tả con gà trống mà cả phố cười lăn lộn, còn cô giáo thì đến nhà chơi phải "góp ý” với bố mẹ nọ chuyện cho nó làm quen với thế giới xung quanh. Chứ nó sống "đóng hộp” với cả lớp… Ấy thế mà, mẹ nó lúc nào cũng điệp khúc: "Cứ học cho giỏi, sau này mẹ đầu tư cho đi du học ở Úc. Muốn học cái trường các anh đoạt giải lên đỉnh Ô-lim-pia theo học cũng được. Lúc đó tha hồ mở mang”. Mà ở nhà đó, may còn có ông bố thỉnh thoảng "xé rào” cho con về quê, đi chỗ này, chỗ khác, không thì cu Tũn có khác gì "công tử đường nhựa”, "gà công nghiệp”, "em chã”…. Chả biết gì, ngoài mấy thứ hay xem trên tivi…
Cũng vì thèm tắm táp, bơi lội, nên khi được bạn rủ, cu Tũn đã đánh liều ra suối. Đang bì bõm quẫy đạp thì bị mẹ "tóm”. Thế là no đòn, mặc các bạn cùng nhóm van xin rối rít. Cứ kiểu này, lúc thành cậu thanh niên trưởng thành, cu Tũn chắc vẫn bị mẹ "kèm” riết.
Bùi Huy
(HBĐT) - Quanh đi quẩn lại, cuối cùng Thạch Sanh quyết định vay vốn thành lập riêng một công ty TNHH của mình, nhằm "mượn vía” phụ vương để kiếm chác ít nhiều khi xây dựng các công trình từ nguồn vốn của cung đình ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.
(HBĐT) - Vì thương con gái yêu và bày cháu lít nhít, cân nhắc mãi, cuối cùng Vua cha cũng quyết định can thiệp với thuộc cấp bố trí cho chàng rể đầy tai tiếng giữ chức Đội trưởng Đội kiểm tra trật tự đô thị (KTTTĐT) ở vùng "rừng xanh núi đỏ”.
(HBĐT) - Vừa vào nhà, anh D. thấy vợ tóc tai rối bù, đi đi lại lại trong phòng ra chiều sốt ruột, còn con cún - con gái rượu đang thút thít khóc ở chân cầu thang. Tiếng bà vợ trầm bổng:
(HBĐT)-Lâu lắm bà K mới gặp bà bạn cũ. Trước ở cùng phố với nhau mấy chục năm, nhưng do điều kiện gia đình đã "hạ sơn” theo các con về đồng bằng. Nay, du lịch khởi động lại, dịch Covid-19 tạm lắng, nhân chuyến đi lòng hồ, gặp lại người quen, chuyện cứ nổ như ngô rang. Rôm rả lắm. Chuyện về những người bạn chung, về dãy phố thân quen, về những người con đang tuổi trưởng thành…