(HBĐT) - Đến thị trấn Cao Phong (Cao Phong), chúng tôi ấn tượng về vùng đất trù phú, cũng là vùng cây ăn quả có múi trọng điểm của tỉnh đã được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong. Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội nơi đây đổi thay rõ rệt cả về chất và lượng.


Hộ dân khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi gắn với giữ vững thương hiệu cam Cao Phong.

Khu 5 có 230 hộ, 915 nhân khẩu, chia thành 14 tổ với 3 dân tộc cùng sinh sống là Mường, Thái, Kinh. Những năm qua, cán bộ và Nhân dân trong khu dân cư (KDC) đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, chung sức xây dựng đô thị văn minh. Khu có 80 ha cây ăn quả, chủ yếu là cam, trong đó, 40 ha trong chu kỳ kinh doanh (sản lượng đạt trên 500 tấn), 40 ha trong thời kỳ kiến thiết. Các ngành nghề dịch vụ, thương mại được tạo điều kiện mở mang, phát triển. Ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng khu 5 cho biết: Năm 2022, tổng thu nhập kinh tế toàn khu ước đạt 56,8 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người ước đạt 62 triệu đồng.

Việc áp dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được các hộ đẩy mạnh thực hiện. Qua đó khẳng định chất lượng nông sản đã được bảo hộ, giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Trên địa bàn có nhiều hộ nhờ phát triển cây ăn quả có múi mà cuộc sống ngày càng khá giả. Nhiều hộ đạt doanh thu vài tỷ đồng sau mỗi vụ cam. Như trước đây có hộ ông Tạ Đình Đào ở khu 6, bà Nguyễn Thị Thu ở khu 2…; gần đây có ông Trần Trọng Bình ở khu 2 đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng, ông Trịnh Quốc Cừ ở khu 5 đạt doanh thu 2 tỷ đồng. 

Nhân dân thị trấn không chỉ dẫn đầu trong phát triển kinh tế, xây dựng vùng trồng cây ăn quả có múi mà còn tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất, giải phóng mặt bằng cho công trình, dự án đạt hiệu quả. Các KDC, hộ gia đình hăng hái đăng ký phấn đấu danh hiệu "KDC văn hoá”, "Gia đình văn hoá”. Các mô hình tự quản ở KDC được triển khai, nhân rộng. Cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động, nhất là đóng góp, ủng hộ quỹ Vì người nghèo. Ban quản lý quỹ Vì người nghèo thị trấn đã trích 6,6 triệu đồng tặng quà học sinh nghèo nhân dịp khai giảng năm học 2022 - 2023, hỗ trợ 1 triệu đồng cho trường hợp thuộc diện hộ nghèo bị tai nạn lao động…

Theo đồng chí Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong, cây ăn quả có múi giữ vai trò cây trồng chủ lực mang lại thu nhập, hiệu quả kinh tế. Toàn thị trấn, các hộ có 221 ha trên địa bàn và 132 ha ngoài địa bàn. Thống kê có 546 hộ kinh doanh lớn, nhỏ, chủ yếu là hàng tạp hoá, ăn uống, kinh doanh hoa quả theo mùa. Dịch vụ du lịch có bước phát triển, gắn với danh thắng núi Đầu Rồng. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao. Năm 2022, bình quân thu nhập đầu người của thị trấn ước đạt 68 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,48%, hộ cận nghèo còn 1,17%. 1.547/1.633 hộ đạt gia đình văn hoá, trong đó có 235 hộ đạt gia đình văn hoá 3 năm liên tục, 7/7 KDC được đề nghị khu văn hoá. Thị trấn Cao Phong đạt chuẩn văn minh đô thị năm 2022.    

Bùi Minh


Các tin khác


Trang bị kiến thức pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh ta đã triển khai có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho người dân vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Giám sát phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn giám sát của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 03) đối với BTV Huyện ủy Yên Thủy.

Xã Nam Phong cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Nam Phong (Cao Phong) từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên cải thiện cuộc sống.

Huyện Đà Bắc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 90% dân số. Địa hình đa phần đồi núi cao, hiểm trở, thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai. Theo thống kê năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%. Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình để nâng cao đời sống ĐBDTTS. Qua đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Rà soát để bảo đảm tính hợp hiến của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cho nên có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm chí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất nhưng cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Huyện Cao Phong: Tháo gỡ khó khăn thực hiện nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục