Các diễn giả, khách mời tham dự hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn” đã đưa ra nhiều ý kiến về chủ đề được quan tâm.


Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (Al) và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn được tổ chức tại Hội báo toàn quốc 2023

Sáng nay (18/3), trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023 tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Hội thảo Trí tuệ nhân tạo AI và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn. Đây là diễn đàn để các chuyên gia, nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí cùng nhận diện các xu hướng trên thế giới, thảo luận về những câu hỏi hóc búa mà trí tuệ nhân tạo đang đặt ra, từ đó có những giải pháp nhằm định hướng sáng tạo nội dung cho từng nhà báo và ở mỗi cơ quan báo chí hiện nay.

Chủ trì hội thảo có: ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt  Nam; ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; TS. Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV3), Đài THVN; PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam.

Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”: Con đường báo chí đang đi đồng hành với công nghệ - Ảnh 1.

Khán phòng diễn ra hội thảo đã kín chỗ từ sớm

Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia của một số diễn giả nhiều kinh nghiệm như: ThS. Trần Lệ Thùy, - Học giả nghiên cứu báo chí, Đại học Oxford, Giám đốc Công ty sáng kiến truyền thông và phát triển MDI; nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật - Phó Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam; nhà báo Ngô Trần Thịnh - Đại diện nhóm nghiên cứu ứng dụng ChatGPT, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh; đại diện nhóm nghiên cứu của Bộ Thông tin và Truyền thông…

Chuyển đổi số đã, đang là xu thế tất yếu diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay. Là lĩnh vực phản ứng nhạy bén với mọi biến động của đời sống kinh tế - xã hội, báo chí truyền thông cần đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Trước bối cảnh đó, báo chí phải chủ động đổi mới phương thức chuyển tải, mang đến những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số. Việc đối diện với sự bùng nổ về cả tốc độ, số lượng và quy mô tiêu thụ thông tin hiện nay, các tổ chức báo chí – truyền thông đang dần quá tải nếu vẫn duy trì cách truyền thống. Để giải quyết vấn đề này, nhiều cơ quan báo chí đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thay đổi cách sản xuất, tổ chức, phân loại, xuất bản cũng như phân phối nội dung tin tức trên các nền tảng khác nhau, từ đó từng bước thay đổi trải nghiệm người dùng về nội dung và cả hình thức theo hướng thông minh hơn. Tuy nhiên, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là ChatGPT hiện nay đã và đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức, nhất là đối với các nhà báo và các nhà quản lý báo chí.

Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”: Con đường báo chí đang đi đồng hành với công nghệ - Ảnh 2.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà báo, các chuyên gia và khách tham quan Hội báo

Cơ hội của việc sử dụng Chat GPT, trí tuệ nhân tạo trong báo chí truyền thông bao gồm: ChatGPT có thể tạo ra những nội dung văn bản rất phức tạp chỉ từ những câu lệnh đơn giản của người dùng. Trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là ChatGPT giúp tăng tương tác với độc giả, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách trả lời các câu hỏi và giải đáp thắc mắc của khách hàng; Sử dụng ChatGPT và ứng dụng AI trong báo chí truyền thông đã thúc đẩy hoạt động báo chí truyền thông phải đổi mới sáng tạo và phát triển các giải pháp kỹ thuật sử dụng AI và tạo công nghệ mới để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho cộng đồng, nâng cao chất lượng, công khai minh bạch trong truyền thông, nghiên cứu và sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí phù hợp.

Song bên cạnh cơ hội, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ thông tin sai lệch, xuyên tạc, tin giả, thách thức lớn từ góc nhìn pháp lý, an ninh truyền thông, từ góc nhìn văn hóa và đạo đức nghề nghiệp. Sử dụng ứng dụng AI cũng đang tiềm ẩn việc có thể thay thế một số công việc của nhân lực, gây ra mất việc làm cho một số nhân viên…

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, hội thảo nghiệp vụ với chủ đề Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn là nơi các chuyên gia, nhà báo, nhà nghiên cứu và quản lý báo chí thảo luận những định hướng ứng dụng công cụ AI tại Việt Nam hiện nay và sử dụng ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung báo chí đa nền tảng. Hội thảo nhằm giúp các nhà báo, các cơ quan báo chí nói chung nhận diện rõ những cơ hội và thách thức của việc ứng dụng công cụ AI trong công việc làm báo.

Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”: Con đường báo chí đang đi đồng hành với công nghệ - Ảnh 3.

Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu mở đầu hội thảo

Chuyển đổi số đã, đang là xu thế tất yếu diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Phát biểu tại hội thảo, nhà báo Lê Quốc Minh khẳng định chuyển đổi số đã, đang là xu thế tất yếu diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay. Là lĩnh vực phản ứng nhạy bén với mọi biến động của đời sống kinh tế - xã hội, báo chí truyền thông cần đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Trước bối cảnh đó, báo chí phải chủ động đổi mới phương thức chuyển tải, mang đến những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số.

Theo nhà báo Lê Quốc Minh, AI đang đe dọa nguồn thu của báo chí. Đây là vấn đề sống còn của các cơ quan báo chí tại Việt Nam. "Nguy cơ chúng ta mất 50% lượng cập nhật từ công cụ tìm kiếm là rất rõ, kèm theo đó là mất tiền quảng cáo", nhà báo Lê Quốc Minh nói tiếp.

Nhà báo Lê Quốc Minh khẳng định việc đầu tư trí tuệ nhân tạo (AI) là điều cần thiết: "Hiện nay, nếu ai nói là không nên đầu tư vào AI thì thật sự rất tụt hậu. Năm 2017, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vào AI và đã bắt đầu áp dụng. Khi đưa ra tại Hội báo toàn quốc cùng năm ấy, chúng tôi đưa chủ đề này ra nói và có một vài vị đã nói rằng chúng tôi đưa điều này ra còn xa xôi lắm, còn lâu trí tuệ nhân tạo mới vào Việt Nam. Ai ở đất nước chúng ta nghĩ những gì xảy ra ở thế giới thì 5 năm, 7 năm nữa mới có ở Việt Nam? Hoặc ít ra thì là 2-3 năm nữa? Nhưng hiện giờ với ChatGPT, trên thế giới xảy ra thế nào thì ngay lập tức Việt Nam có như vậy. Vì vậy, việc đầu tư vào AI là điều vô cùng cần thiết. Mọi người cũng nên đầu tư rộng hơn, không phải chỉ đơn giản là có công cụ để viết bài mà còn có các điều khác nhau...".

Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”: Con đường báo chí đang đi đồng hành với công nghệ - Ảnh 4.

Nhà báo Lê Quốc Minh đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể cho thấy sự tác động của AI đối với báo chí hiện nay

Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”: Con đường báo chí đang đi đồng hành với công nghệ - Ảnh 5.

Cũng theo nhà báo Lê Quốc Minh, con đường báo chí đang đi chắc chắn đồng hành với công nghệ. "Công nghệ, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ hỗ trợ cho  làm được rất nhiều việc, giảm đi những công việc tủn ngủn, mất nhiều công sức, làm đi làm lại. Nhưng ở góc độ sáng tạo, làm những điều đòi hỏi cảm xúc, phỏng vấn đối tượng... thì trước mắt trí tuệ nhân tạo chưa làm được. Nhưng biết đâu đó, nếu theo phỏng đoán của các chuyên gia là vào năm 2036, việc máy móc đảm nhận hết công việc của chúng ta biết đâu sẽ trở thành sự thật" - nhà báo Lê Quốc Minh nói - "Mọi người đã xem Terminator, người máy bước ra ngoài và hủy hoại cuộc sống của con người thì biết đâu đó, nó có thể trở thành sự thật nếu ngay từ bây giờ chúng ta không nghĩ ra cách kiểm soát trí tuệ nhân tạo, để phục vụ đời sống công việc, thay vì lệ thuộc vào nó...".

Báo chí phải quay về những giá trị cốt lõi

Tồn tại của báo chí truyền thông xưa nay gắn liền với hai yếu tố là công nghệ và công chúng. Nhiều nghiên cứu cho rằng ngoại trừ quân sự, báo chí truyền thông là lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ. Cách đây 7 - 8 năm, đã có những cuộc trao đổi về việc liệu mạng xã hội có đánh dấu chấm hết cho các loại hình báo chí truyền thống hay không và đến nay là sự tồn tại của Chat GPT. Theo PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, một điều may mắn là công chúng của báo chí là con người. Đó là điều quan trọng bởi dù công nghệ có phát triển đến đâu thì vẫn có một chỗ dựa cho báo chí là công chúng.

"Con người là một vũ trụ rất phức tạp, họ có nhiều mong muốn, yêu cầu và dễ thay đổi. Vì thế, điều báo chí lựa chọn làm là phục vụ công chúng một cách tốt nhất", PGS.TS Đặng Thị Thu  Hương nói.

"Tuy nhiên, chúng ta cũng phải khẳng định với công chúng rằng mạng xã hội là khó kiểm định. Cuối cùng, công chúng vẫn phải quay về giá trị cốt lõi là tính chính xác của thông tin, giá trị đạo đức và nhân bản trong thông tin. Công chúng sẽ tự cân bằng giữa việc tìm đến mạng xã hội và trở về với báo chí...", PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ.





Các chuyên gia đưa ra nhiều phân tích đa dạng, nhiều góc cạnh về AI

Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”: Con đường báo chí đang đi đồng hành với công nghệ - Ảnh 7.

Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”: Con đường báo chí đang đi đồng hành với công nghệ - Ảnh 8.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm tại Hội thảo.

Khép lại hội thảo, các khách mời chủ trì cũng đã chọn ra những từ khóa quan trọng trong giá trị cốt lõi của báo chí Việt Nam. Đó là trách nhiệm và lòng tin. 

Theo VTV.vn

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục