(HBĐT) - Phát triển hạ tầng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là điểm tựa thúc đẩy phát triển KT-XH. Vì vậy, những năm qua, xã Mai Hịch (Mai Châu) tranh thủ các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Theo đó, đường giao thông, công trình thủy lợi, điện, chợ, trường học được đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển dịch vụ thương mại, cải thiện đời sống Nhân dân.


Đoạn đường từ xóm Hịch 1 đi xóm Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu)  được đầu tư, tạo thuận lợi cho giao thương, du lịch phát triển. 

Với quan điểm giao thông phải đi trước một bước, tạo nền tảng vững chắc cho KT-XH phát triển, thu hút đầu tư, thời gian qua, xã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh thông qua các chương trình như Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển giao thông. Người dân sẵn sàng hiến đất ở, đất vườn, phá tường bao, đóng góp ngày công lao động làm đường giao thông. Hiện, 7,12/7,12 km đường trục thôn, 17,379/26,879 km đường ngõ xóm, 2,23/3,505 km đường nội đồng của xã được cứng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn. Mô hình trồng hoa, cây xanh 2 bên đường được triển khai ở xóm Hịch 1, Hịch 2 và xóm Hải Sơn. Giao thông đi lại thuận tiện tạo động lực để người dân phát triển KT-XH, nhất là phát triển du lịch cộng đồng. Xã là một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn khách du lịch của huyện Mai Châu.

 Anh Hà Công Nhất, Trưởng xóm Hịch 2 chia sẻ: Đến nay, đường giao thông của xóm Hịch 2 được cứng hóa, bê tông hóa đạt 96%. Những con đường bê tông trải dài, rộng rãi giúp bà con trong xóm thuận lợi hơn trong sản xuất nông nghiệp, ô tô, máy nông nghiệp có thể đi tới tận ruộng. Giao thông còn là yếu tố quan trọng để xóm Hịch 2 thu hút khách du lịch tới thăm quan, khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Thái. 7 hộ làm du lịch cộng đồng thuận tiện trong việc kết nối tuor, tuyến du lịch trên địa bàn huyện. Năm 2021, thu nhập bình của xóm đạt 35 triệu đồng/người.

Cùng với giao thông, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng được quan tâm đầu tư. Toàn xã cứng hóa được 18,6/25,8 km kênh mương. Xã có 3/3 công trình thủy lợi (bai Hịch, bai Dến, bai Hải Sơn), hồ Cha Lang và các nguồn nước khác như bai Bước, Pù Dênh… Hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên, còn 2 xóm Dến, Ngõa chưa chủ động được nước phục vụ sản xuất. Xã có 4 trạm biến áp, với tổng số 21,8 km đường dây hạ thế và 9,007 km đường dây trung thế. 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn.

Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư sửa chữa, xây mới, lắp đặt thiết bị. Trạm y tế xã được xây dựng khang trang; 7/7 xóm có nhà văn hóa. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” được đẩy mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. 

 Đồng chí Ngần Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Bên cạnh những kết quả đạt được, kết cấu hạ tầng của xã phát triển chưa đồng bộ và chưa đồng đều, nguồn lực hạn chế. Việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, kinh phí để thực hiện còn ít. Thời gian tới, xã tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, đảm bảo phù hợp tình hình thực tiễn ở địa phương và tiêu chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí về xây dựng NTM như: Tuyến đường nội đồng từ Nà Hen đến suối Xia (xóm Hịch 2); mở rộng tuyến đường vào suối Buốc (xóm Hịch 1); hỗ trợ mua đường dây dẫn nước tưới tiêu xóm Dến; nâng cấp tu sửa cống dẫn nước xóm Hải… Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn của T.Ư, tỉnh, huyện; lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trên địa bàn xã để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng NTM.

 Thu Thủy

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục